Sổ hộ khẩu là căn cứ để xác định địa chỉ đăng ký thường trú của công dân; đồng thời là giấy tờ không thể thiếu trong nhiều giao dịch. Do nhu cầu sử dụng khác nhau; nên thường các cá nhân hay đi photo bản sao rồi công chứng sổ hộ khẩu. Nhưng rất nhiều người thắc mắc Sổ hộ khẩu công chứng có thời hạn bao lâu? hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Sổ hộ khẩu công chứng có thời hạn bao lâu?
Sổ hộ khẩu là một cuốn sổ nhỏ thường có màu đỏ. Đây hình thức quản lý nhân khẩu của nhà nước; được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú.
Cơ quan có thẩm quyền công chứng bản sao từ bản chính; được quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc; chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Theo quy định của pháp luật tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP; giá trị pháp lý của bản sao được xác định như sau:
“Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác
Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính; đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch; trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”
Sổ hộ khẩu photo công chứng có thời hạn bao lâu?
Hiện nay, chưa có văn bản nào quy định về thời hạn sử dụng của bản sao chứng thực từ bản chính; hay bản sao được cấp từ sổ gốc.
Tại Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, giá trị pháp lý của bản sao được xác định như sau:
- Bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính; đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch;
- Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch.
Tuy nhiên, trong thực tiễn, bản sao được xác định thời hạn theo thời hạn của giấy tờ; được sử dụng để chứng thực, cụ thể:
- Bản sao “vô hạn”: Là bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ có giá trị vô hạn như bản sao được chứng thực từ bảng điểm, bằng cử nhân, bằng lái xe hạng A1, A2… có giá trị vô hạn, trừ trường hợp bản chính đã bị thu hồi, hủy bỏ.
- Bản sao “hữu hạn”: Bản sao được chứng thực từ các loại giấy tờ xác định thời hạn như Phiếu lý lịch tư pháp (6 tháng), Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (6 tháng), Chứng minh nhân dân (15 năm)… thì bản sao chỉ có giá trị sử dụng trong thời hạn bản gốc còn hạn sử dụng.
Theo đó, bản sao Sổ hộ khẩu không có thời hạn sử dụng. Nhưng, thông thường cơ quan tiếp nhận chỉ chấp nhận bản sao chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc trong vòng 03 – 06 tháng để đảm bảo tính cập nhật, xác thực của Sổ hộ khẩu.
Công chứng sổ hộ khẩu ở tỉnh khác được không?
Tại Điều 77 Luật Công chứng 2014 quy định Việc chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản của công chứng viên
“1. Công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.
2. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ; văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực.”
Đồng thời, Khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cũng quy định rõ:
Việc chứng thực bản sao từ bản chính không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.
Như vậy, pháp luật cũng không giới hạn thẩm quyền công chứng sổ hộ khẩu theo nơi cư trú. Do đó, có thể thực hiện thủ tục này ở tỉnh; khác nhưng phải có bản chính để đối chiếu thực hiện.
Thời hạn sử dụng của Sổ hộ khẩu
Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân (khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú số 81/2006/QH11).
Như vậy, Sổ hộ khẩu không có thời hạn sử dụng mà Sổ hộ khẩu được sử dụng lâu dài.
Nhưng mới đây khi Luật cư trú 2019 có hiệu lực thì có quy định
Theo khoản 3 Điều 38 của Luật Cư trú 2019
– Từ ngày 01/7/2021:
- Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng
- Không cấp mới Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú
- Thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú trong các trường hợp có thay đổi thông tin.
– Từ ngày 01/01/2023: Toàn bộ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú không còn giá trị sử dụng.
Như vậy, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp cho người dân sẽ chỉ còn được sử dụng đến ngày 31/12/2022. Từ ngày 01/01/2023 là thời điểm chính thức “khai tử” hai cuốn sổ vốn đã từng rất quan trọng này. Kể từ thời điểm này, người dân có thể bỏ Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hoặc chỉ có thể lưu giữ như một vật kỷ niệm của gia đình.
Căn cước gắn chip thay cho Sổ hộ khẩu
Ngay từ khi có thông tin sẽ xóa bỏ Sổ hộ khẩu, có nhiều luồng thông tin cho rằng Căn cước công dân gắn chip sẽ được sử dụng để thay thế Sổ hộ khẩu. Căn cước công dân gắn chip được cho là tích hợp nhiều thông tin liên quan đến người dân, trong đó có thông tin về cư trú.
Hiện nay, chưa có một văn bản nào quy định cụ thể về vấn đề này. Tuy nhiên, được biết, khi cơ sở dữ liệu của các bộ, ban, ngành được hoàn thiện; và kết nối vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thì người dân mới có thể sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho Sổ hộ khẩu.
Tức là khi đi làm các thủ tục hành chính, người dân chỉ cần xuất trình thẻ Căn cước công dân gắn chip, mọi thông tin về cư trú của người dân sẽ được “quét” trên thẻ thay cho việc xuất trình Sổ hộ khẩu như trước đây.
Chưa có lộ trình cụ thể nào cho việc thay thế này, hy vọng khi Sổ hộ khẩu chính thức được bãi bỏ vào đầu năm 2023, người dân có thể sử dụng thẻ Căn cước để thay thế.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Sổ hộ khẩu công chứng có thời hạn bao lâu?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm nhiều thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề khác như: thành lập công ty trọn gói, tra cứu quy hoạch xây dựng, xác minh tình trạng hôn nhân…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Nếu sổ hộ khẩu không thuộc vào các trường hợp bị thu hồi thì vẫn có thể sử dụng bình thường như một loại giấy tờ, tài liệu xác định thông tin về cư trú.
Theo quy định tại Nghị định số 20/2015/NĐ-CP, có ba loại chứng thực. Đó là chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký; chứng thực hợp đồng, giao dịch.