Sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa các chất độc hại; vi phạm các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm không chỉ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của vật nuôi; mà còn gây hại cho sức khỏe của người sử dụng các sản phẩm chế biến từ vật nuôi. Vậy hành vi sản xuất thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng bị xử lý như thế nào? Trong nội dung bài viết này; Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Thức ăn chăn nuôi là gì?
Căn cứ khoản 25 Điều 2 Luật chăn nuôi 2018 quy định về thức ăn chăn nuôi như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
25, Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.
Như vậy, thức ăn chăn nuôi là đồ ăn của vật nuôi. Theo đó, có các loại thức ăn sau:
+ Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn được phối chế; có đủ chất dinh dưỡng để duy trì hoạt động sống và khả năng sản xuất của vật nuôi; theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất; mà không cần thêm thức ăn khác ngoài nước uống.
+ Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn; có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi; và dùng để phối chế với nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh.
+ Thức ăn bổ sung là nguyên liệu đơn; hoặc hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn cho thêm vào khẩu phần ăn để cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi; duy trì hoặc cải thiện
+ Thức ăn truyền thống là sản phẩm nông nghiệp, thủy sản; công nghiệp chế biến được sử dụng phổ biến theo tập quán; bao gồm thóc, gạo, cám, ngô, khoai, sắn, bã rượu, bã bia, bã sắn, bã dứa, rỉ mật đường, rơm, cỏ, tôm, cua, cá và loại sản phẩm tương tự khác.
Sản xuất thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng bị xử lý thế nào?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 14/2021/NĐ-CP; vi phạm quy định về sản xuất thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng; có thể bị áp dụng các mức xử phạt sau:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Căn cứ khoản1 Điều 16 Nghị định 14/2021/NĐ-CP; quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với hành vi sản xuất mỗi sản phẩm thức ăn có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng thấp hơn mức tối thiểu; hoặc cao hơn mức tối đa từ 2% đến dưới 5% so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng; hoặc ghi trên nhãn hàng hóa; hoặc mỗi chỉ tiêu an toàn vượt quá từ 2% đến dưới 5% so với quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
Căn cứ khoản 2 và khoản 6 Điều 16 Nghị định 14/2021/NĐ-CP; quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; đối với hành vi sản xuất mỗi sản phẩm thức ăn có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải chất chính thấp hơn mức tối thiểu; hoặc cao hơn mức tối đa từ 5% đến dưới 15% so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.
Ngoài ra, tổ chức cá nhân vi phạm còn bị buộc tái chế lô sản phẩm thức ăn; trường hợp không thể tái chế thì buộc chuyển đổi mục đích sử dụng; trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
Căn cứ khoản 3 và khoản 6 Điều 16 Nghị định 14/2021/NĐ-CP; quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về sản xuất mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi sau đây:
+ Có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải chất chính thấp hơn mức tối thiểu; hoặc cao hơn mức tối đa từ 15% đến dưới 30% so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.
+ Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính thấp hơn mức tối thiểu; hoặc cao hơn mức tối đa từ 5% đến dưới 15% so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc tái chế lô sản phẩm thức ăn chăn nuôi; trường hợp không thể tái chế thì buộc chuyển đổi mục đích sử dụng; trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Căn cứ khoản 4 và khoản 6 Điều 16 Nghị định 14/2021/NĐ-CP; quy định: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về sản xuất mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi sau đây:
+ Có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 30% trở lên so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
+ Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 15% đến dưới 30% so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.
Ngoài ra, tổ chức cá nhân vi phạm còn bị buộc tái chế lô sản phẩm thức ăn; trường hợp không thể tái chế thì buộc chuyển đổi mục đích sử dụng; trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng
Căn cứ khoản 5 và khoản 6 Điều 16 Nghị định 14/2021/NĐ-CP; quy định: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về sản xuất mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi sau đây:
+ Có mỗi chỉ tiêu vi sinh vật gây hại vượt ngưỡng tối đa quy định trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn đã công bố áp dụng;
+ Có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu an toàn cao hơn mức tối đa từ 5% trở lên so với quy định trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.
Ngoài ra, tổ chức cá nhân vi phạm còn bị buộc tái chế lô sản phẩm thức ăn sử dụng trong chăn nuôi; trường hợp không thể tái chế thì buộc chuyển đổi mục đích sử dụng; trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Nuôi nhốt hổ trái phép bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Thức ăn chăn nuôi thương mại là thức ăn chăn nuôi được sản xuất nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường.
Hoạt động chăn nuôi là nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt động khác có liên quan đến vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người.
Yêu cầu đối với thức ăn chăn nuôi thương mại trước khi lưu thông trên thị trường là:
+ Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
+ Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
+ Sản xuất tại cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
+ Công bố thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Nhãn hoặc tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định.