Sản xuất phim có cảnh nhạy cảm bị xử lý thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Đây l;à vấn đề được rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Do đó, trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Sản xuất phim có cảnh nhạy cảm có bị cấm không?
Cảnh phim nhạy cảm thường được hiểu là cảnh có nhân vật khỏa thân; hay mặc trang phục hở hang, phô bày thân thể quá mức; hoặc cảnh mô tả quan hệ tình dục, yếu tố kích thích tình dục; hành vi dùng cử chỉ, hành động, hình ảnh, âm thanh gây kích thích ham muốn tình dục gây phản cảm,…
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Luật điện ảnh sửa đổi bổ sung 2009 quy định như sau:
Điều 11. Những hành vi bị cấm trong hoạt động điện ảnh
2, Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và Nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.
Theo quy định trên, pháp luật cấm sản xuất phim thể hiện lối sống dâm ô, đồi trụy. Theo đó, phim có chứ các cảnh nhạy cảm có thể xem là truyền bá lối sống dâm ô, dồi trụy; nếu những cảnh phim đó là sự thể hiện bằng hành động, bằng hình ảnh, bằng âm thanh lối sống tình dục ăn chơi; các hành vi kích thích tình dục, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức; trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Đây là lối sống gây hại cho xã hội, làm tha hóa nhân cách con người, sói mòn văn hóa đạo đức dân tộc.
Sản xuất phim có cảnh nhạy cảm bị phạt bao nhiêu?
Tùy vào mức độ vi phạm trong từng trường hợp cụ thể, phim chứa những cảnh quay đó có thể bị nhắc nhở; yêu cầu cắt bỏ hoặc che các cảnh quay nhạy cảm; nặng hơn có thể bị cấm chiếu. Ngoài ra, người sản xuất phim bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 6 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 6. Vi phạm quy định về sản xuất phim
4, Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Sản xuất phim có nội dung khiêu dâm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; kích động bạo lực; truyền bá tệ nạn xã hội; hủy hoại môi trường sinh thái; không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam;
Như vậy, theo quy định trên; sản xuất phim có các cảnh nhạy cảm mang tính khiêu dâm; quan hệ tình dục, kích thích tình dục có thể bị phạt hành chính từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Sản xuất phim có cảnh nhạy cảm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Sản xuất phim có cảnh nhạy cảm như mô tả cảnh quan hệ tình dục, yếu tố kích thích tình dục; hành vi dùng cử chỉ, hành động, hình ảnh, âm thanh gây kích thích ham muốn tình dục phản cảm, thấp hèn, xấu xa, hư hỏng đến mức tồi tệ về đạo đức; trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; thì căn cứ theo tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo Điều 326 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể như sau:
Điều 326. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
1, Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Theo quy định trên, người sản xuất phim có cảnh nhạy cảm có chứa nội dung khiêu dâm; hành vi dùng cử chỉ, hành động, hình ảnh, âm thanh gây kích thích ham muốn tình dục phản cảm, thấp hèn, xấu xa, hư hỏng trái với văn hóa, đạo đức; bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Hơn nữa, người sản xuất phim chứa cảnh nhạy cảm, truyền bá lối sống khiêu dâm, đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
+ Sản xuất phim khiêu dâm có tổ chức;
+ Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte (GB) đến dưới 10 gigabyte (GB);
+ Vật phẩm chứa nội dung phim có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 200 đơn vị;
+ Phổ biến cho từ 21 người đến 100 người;
+ Phổ biến cho người dưới 18 tuổi;
+ Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Thậm chí, sản xuất phim có cảnh nhạy cảm, truyền bá lối sống khiêu dâm, đồi trụy; bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Dữ liệu được số hóa có dung lượng 10 gigabyte (GB) trở lên;
+ Vật phẩm chứa nội dung phim có số lượng 200 đơn vị trở lên;
+ Phổ biến cho 101 người trở lên.
Ngoài ra, người sản xuất phim còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Đóng phim người lớn có vi phạm pháp luật hay không?
Câu hỏi thường gặp
Sản xuất phim là quá trình tạo ra tác phẩm điện ảnh từ kịch bản văn học đến khi hoàn thành bộ phim.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp phát hành phim
+ Thực hiện kinh doanh theo đúng nội dung đã đăng ký.
+ Trao đổi phim, hợp tác, liên doanh với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài để phát hành phim.
Hành vi bị cấm trong sản xuất phim bao gồm:
+ Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
+ Tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và Nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.
+ Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước; bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại; bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.
+ Xuyên tạc sự thật lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, vĩ nhân, anh hùng dân tộc; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.