Chào luật sư! Công ty tôi có thuê một số lao động nam làm việc lắp ráp máy móc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Tuy nhiên, tuần trước,anh A có hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến thương tích nặng cho hai đồng nghiệp khác. Do đó, tôi muốn sa thải anh A. Vậy, việc sa thải anh A trong trường hợp này có hợp pháp không? Sa thải NLĐ cố ý gây thương tích tại nơi làm việc như thế nào? Hi vọng nhận được phản hồi sớm! Xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Với thắc mắc của bạn, Luật sư X xin đưa ra phương án tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thế nào là sa thải ?
Sa thải là một hình thức xử lý kỷ luật lao động; phát sinh khi người lao động có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật; lao động theo quy định của pháp luật. Đây được xác định là hình thức xử lý kỷ luật ở mức độ cao nhất.
Khi áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải, người sử dụng lao động; cần phải có lí do phù hợp với quy định của pháp luật và phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Nếu việc áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải không phù hợp với quy định; có thể dẫn đến trường hợp chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, dẫn đến các thiệt hại cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Mẫu nội quy lao động cho doanh nghiệp năm 2021
Thế nào là cố ý gây thương tích?
Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm đến sức khỏe của người khác. Biểu hiện dưới các thương tích cụ thể. Đây là hành vi nguy hiểm. Hành vi xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của người khác.
Cố ý gây thương tích tại nơi làm việc có bị sa thải không?
Theo điều 125 Bộ luật lao động 2019:
“Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;”
Như vậy, người lao động có hành vi cố ý gây thương tích có thể bị sa thải.
Sa thải NLĐ cố ý gây thương tích tại nơi làm việc như thế nào?
Trình tự thủ tục xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động; được quy định tại điều 70 nghị định 145 bao gồm các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Phát hiện và lập biên bản hành vi, vi phạm kỷ luật
Khi phát hiện người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động; tại thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, người sử dụng lao động tiến hành lập biên bản; vi phạm và thông báo đến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên; người đại diện theo pháp luật của người lao động chưa đủ 15 tuổi. Trường hợp người sử dụng lao động phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật lao động; sau thời điểm hành vi vi phạm đã xảy ra thì thực hiện thu thập chứng cứ chứng minh lỗi của người lao động.
Bước 2 : Tiến hành gửi thông báo mở phiên họp kỷ luật.
Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 123 của Bộ luật Lao động; người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động. Ít nhất 05 ngày làm việc trước ngày tiến hành họp xử lý kỷ luật sa thải lao động.
Người sử dụng lao động thông báo về nội dung; thời gian, địa điểm tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động; họ tên người bị xử lý kỷ luật lao động, hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật lao động đến các thành phần phải tham dự họp bao gồm; đại diện tổ chức đại diện cho người lao động tại cơ sở mà người bị xử lý kỷ luật là thành viên; người lao động hoặc người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp hoặc đại diện của người lao động trong trường hợp người lao động chưa đủ 15 tuổi.
Trường hợp các thành viên được quy định vắng mặt thì người sử dụng lao động thỏa thuận thời gian địa điểm; họp theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên đã thỏa thuận mà một trong các bên vẫn vắng mặt; thì vẫn tiến hành phiên họp kỷ luật bình thường.
Bước 3: Mở phiên họp xét kỷ luật.
Người sử dụng lao động mở phiên họp xét kỷ luật áp dụng; hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động. Nội dung cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
Bước 4: Ra quyết định kỷ luật.
Trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động; Người sử dụng lao động ra quyết định kỷ luật áp dụng đối với người lao động và phải gửi các quyết định này cho các bên liên quan.
Giải quyết vấn đề
Kỷ luật lao động là vấn đề then chốt, giúp quan hệ lao động có sơ sở duy trì bền vững. Sa thải là hình thức kỷ luật lao động nặng nề nhất. Do đó, pháp luật quy định cụ thể các trường hợp bị xử lý sa thải theo quy định. Hành vi cố ý gây thương tích tại nơi làm việc có thể là một căn cứ để NSDLĐ sa thải NLĐ. Việc xử lý kỷ luật sa thải phải tuân theo trình tự, thủ tục nhất định.
Mời bạn đọc xem thêm
- Nghỉ không phép bao nhiêu ngày thì bị công ty sa thải?
- Người sử dụng lao động có được giữ lương nhân viên không?
- Sử dụng 10 lao động có phải ban hành nội quy lao động?
Thông tin liên hệ Luật sư X:
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về nội dung Sa thải NLĐ cố ý gây thương tích tại nơi làm việc như thế nào? Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn đọc! Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Về lý thuyết thì người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ trả lương đúng hạn cho người lao động phải trả lương đầy đủ đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người sử dụng lao động rơi vào tình trạng bất khả kháng đã làm mọi biện pháp để khắc phục nhưng không được thì được phép chậm trả lương cho người lao động trong 30 ngày và phải trả lãi theo lãi suất ngân hàng ban hành.