Xin chào Luật sư X. Tôi là độc giả đến từ huyện Duy Xuyên, Quảng Nam, hiện tôi đang có thắc mắc về việc bồi thường thu hồi đất như sau, mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp. Từ năm 2014 đến nay xã Duy Hải, Duy Nghĩa, của quê tôi tiến hành giải tỏa, đền bù, thu hồi đất để làm khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng; UBND tỉnh Quảng Nam ra bảng giá đền bù đất đai, nhà cửa, vật kiến trúc cây trồng và Công ty phát triển Kỳ Hà – Chu Lai thực hiện giải tỏa đền bù. Tôi có thắc mắc rằng chúng tôi có quyền thương lượng giá cả đền bù hay không, nếu khi chúng tôi thấy rằng giá đền bù không thoả đáng. Pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất như thế nào? Trường hợp nào sẽ được bồi thường về đất ở, nhà ở khi khi Nhà nước thu hồi đất? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Khi nào Nhà nước thực hiện thu hồi đất?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai 2013, Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
– Thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
– Thu hồi do vi phạm pháp luật về đất đai;
– Thu hồi do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất?
Thẩm quyền thu hồi đất phù hợp với thẩm quyền giao đất; theo đó UBND cấp tỉnh thu hồi đất của :
-Tổ chức
– Cơ sở tôn giáo;
– Tổ chức, cơ quan ngoại giao;
– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
– Đất thuộc quỹ đất công ích do UBND cấp xã, phường quản lý.
UBND cấp huyện; quận có thẩm quyền thu hồi đất của hộ gia đình; cá nhân và người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Đối với các dự án mà có cả hai đối tượng trên bị thu hồi đất thì thẩm quyền do UBND cấp tỉnh.
Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng thuộc thẩm quyền của cả hai cơ quan nêu trên thì UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho UBND cấp huyện quyết định thu hồi.
Trình tự, thủ tục thu hồi đất hiện nay
Bước 1. Thông báo thu hồi đất
Ủy ban nhân dân có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất. Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi.
Bước 2. Ra quyết định thu hồi đất
UBND cấp tỉnh: thu hồi đất với tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
UBND cấp huyện: thu hồi đất đối với hộ gia đình; cá nhân; cộng đồng dân cư; thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Bước 3. Kiểm kê đất đai, tài sản có trên đất
Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường; giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất; điều tra; khảo sát; đo đạc; kiểm đếm.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc.
Bước 4. Lấy ý kiến, lập và thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường khi thu hồi đất, hỗ trợ, chính sách tái định cư và phối hợp với UBND cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.
Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.
Bước 5. Quyết định phê duyệt và niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
UBND cấp xã có thẩm quyền quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;
Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với UBND cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở UBND cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Bước 6. Tổ chức chi trả bồi thường
Theo quy định tại Điều 93 Luật Đất đai 2013, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.
Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.
Người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường để hoàn trả ngân sách nhà nước.
Quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất là gì?
Trong trường hợp của bạn, khi bồi thường thu hồi đất, giá bồi thường thu hồi đất sẽ căn cứ vào thời điểm bồi thường, loại đất và bảng giá đất. Do đó, bạn có thể căn cứ vào những yếu tố trên xem xét giá đất bồi thường trong trường hợp của bạn có đúng hay không. Nếu như không đúng hoặc không đồng ý với mức giá bồi thường bạn có thể thực hiện quyền khiếu nại lên Chủ tịch UBND huyện để được giải quyết hoặc khởi kiện ra Tòa án.
Theo quy định tại Điều 67 Luật đất đai 2013 và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất về trình tự thu hồi đất thì việc đăng công báo về việc thu hồi đất trên phương tiện thông tin đại chúng là thủ tục bắt buộc. Nếu UBND tỉnh Quảng Nam không thực hiện như vậy là chưa đúng quy định của pháp luật về trình tự thu hồi đất. Do đó, bạn có thể thực hiệ thủ tục khiếu nại về hành vi này lên chính UBND tỉnh để giải quyết, nếu không đồng ý vơi quyết định giải quyết của UBND tỉnh thì bạn có thể thực hiện khởi kiện ra tòa án nơi có đất để giải quyết.
Trường hợp nào sẽ được bồi thường về đất ở, nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất?
Căn cứ vào Điều 79 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất ở
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam mà có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường như sau:
a) Trường hợp không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở; trường hợp không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì Nhà nước bồi thường bằng tiền;
b) Trường hợp còn đất ở, nhà ở trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng tiền. Đối với địa phương có điều kiện về quỹ đất ở thì được xem xét để bồi thường bằng đất ở.
2. Hộ gia đình, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất gắn liền với nhà ở phải di chuyển chỗ ở mà không đủ điều kiện được bồi thường về đất ở, nếu không có chỗ ở nào khác thì được Nhà nước bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất.
3. Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sử dụng đất để thực hiện dự án xây dựng nhà ở khi Nhà nước thu hồi đất, nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường về đất.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, trường hợp người sử dụng đất đủ điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vi mục đích quốc phòng an ninh, kinh tế xã hội mà không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã nơi có đất bị thu hồi thì được bồi thường về đất ở hoặc nhà ở.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Quyền và nghĩa vụ của người bị thu hồi đất theo quy định năm 2022“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục chia tài sản khi ly hôn hay cách chia nhà ở khi ly hôn… Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
– Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của Luật này thì được bồi thường.
– Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
– Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định và tiến hành thu hồi lại quyền sử dụng đất đã trao cho người sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất nhưng có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai (theo khái niệm được quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Đất đai 2013).
Nếu như giao đất, cho thuê đất là cơ sở làm phát sinh quan hệ pháp luật đất đai; phát sinh quyền sử dụng đất của người sử dụng đất thì thu hồi đất có hậu quả pháp lý ngược lại; đó là chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai, chấm dứt quyền sử dụng đất của người sử dụng đất; bằng một quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất; sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi; và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục thì sẽ bị cưỡng chế thu hồi đất.
– Nguyên tắc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc:
a) Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;
b) Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.