Chào luật sư! Gia đình anh tôi có hoàn cảnh rất khó khăn; được công nhận là hộ gia đình nghèo. Gia đình anh tôi thì hai vợ chồng đều đi hái chè thuê; lương ba cọc ba đồng không ổn định. Nay hai anh chị có ý định vay tiền ngân hàng để đầu tư kinh doanh chăn nuôi lợn; tuy nhiên lại không có tài sản giá trị để đem thế chấp. Anh tôi là thành viên của Hội nông dân xã X; và đã được mọi người trong hội tư vấn là vay tín chấp; vì anh có quyền được vay vốn ngân hàng để đầu tư kinh doanh bằng tín chấp của Hội nông dân nơi anh là Hội viên. Nay tôi trình bày những vấn đề trên với mong muốn được luật sư tư vấn về quyền và nghĩa vụ của các bên trong tín chấp theo quy định? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Luật sư X xin tư vấn về Quyền và nghĩa vụ của các bên trong tín chấp theo quy định? như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tín chấp là gì?
Tín chấp là việc bảo lãnh bằng uy tín của tổ chức chính trị – xã hội cho cá nhân hoặc hộ gia đình nghèo không có tài sản để thế chấp được vay một số tiền nhỏ tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác nhằm mục đích sản xuất, kinh doanh hoặc làm dịch vụ. Việc cho vay có bảo lãnh bằng tín chấp phải lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay; tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo đảm bằng tín chấp.
Bên bảo đảm bằng tín chấp
Theo quy định tại Điều 45 Nghị định 21/2021/NĐ-CP; bên bảo đảm bằng tín chấp bao có thể là: tổ chức ở xã, phường, thị trấn của Hội Nông dân Việt Nam; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc Công đoàn cơ sở; trừ trường hợp Điều lệ của tổ chức này quy định khác.
Như vậy; khác với các biện pháp cầm cố hay đặt cọc;… bên bảo đảm có thể là bất kỳ ai. Đối với tín chấp; bên bảo đảm chỉ có thể là tổ chức mà không thể là cá nhân; hơn thế nữa không phải bất kỳ tổ chức nào cũng có thể là bên bảo đảm; bởi lẽ do tính chất đặc biệt của biện pháp này là dùng uy tín; mà uy tín của 1 tổ chức thì bao giờ cũng có “sức nặng” hơn so với uy tín của 1 cá nhân.
Đặc điểm của tín chấp
Có thể nói; tín chấp là một hình thức bảo lãnh vay vốn nhưng khác với với bảo lãnh thông thường ở một số điểm sau đây:
- Người bảo đảm: Phải là tổ chức chính trị-xã hội tại cơ sở;
- Người được bảo đảm: Là thành viên nghèo của tổ chức là người bảo đảm;
- Đối tượng để bảo đảm: Là uy tín của tổ chức;
- Mục đích vay: Thực hiện sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ được xác định cụ thể trong hợp đồng vay vốn và người vay phải sử dụng vốn đúng với mục đích vay đã được xác định trong hợp đồng;
- Bên cho vay có quyền kiểm soát việc sử dụng vốn vay và có quyền chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và thu hồi vốn nếu người vay sử dụng vốn không đúng mục đích đó.
- Hình thức: Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản; có xác nhận của tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện; hoàn cảnh của bên vay vốn. Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền; mục đích; thời hạn vay; lãi suất; quyền; nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay; tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp.
Quyền và nghĩa cụ của các bên trong tín chấp
Cũng như biện pháp ký quỹ; biện pháp tín chấp cũng gồm có 3 bên là: bên bảo đảm; bên vay và tổ chức tín dụng cho vay. Cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của bên bảo đảm
- Chủ động hoặc phối hợp chặt chẽ với tổ chức tín dụng cho vay để giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho người vay; giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả; đôn đốc trả nợ đầy đủ, đúng hạn;
- Xác nhận theo yêu cầu của tổ chức tín dụng cho vay về điều kiện, hoàn cảnh của người vay khi vay vốn;
- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
Như vậy; do ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của tổ chức của mình nên nghĩa vụ của bên bảo đảm được nhấn mạnh hơn so với quyền. Theo đó trước tiên phải xác nhận hoàn cảnh của bên vay; vì vốn chỉ được phục vụ 1 số mục đích nhất định nên cần giám sát và đôn đốc trả nợ;…
Quyền và nghĩa vụ của bên vay
- Sử dụng vốn vay để sản xuất, kinh doanh, phục vụ nhu cầu đời sống hoặc tiêu dùng phù hợp với mục đích vay;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng cho vay và bên bảo đảm bằng tín chấp kiểm tra việc sử dụng vốn vay;
- Trả nợ đầy đủ gốc và lãi vay (nếu có) đúng hạn cho tổ chức tín dụng cho vay;
- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
Như vậy; quyền lợi lớn nhất của bên vay là được vay 1 số tiền nhất định mà không phải giao tài sản (như cầm cố) hay thế chấp tài sản;… với mục đích sản xuất kinh doanh để phục vụ và phát triển đời sống của mình. Ngoài ra; cũng có các nghĩa vụ như trả nợ đầy đủ cả gốc và lãi (nếu có); đặc biệt là chỉ được sử dụng số vốn vay đúng mục đích.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng
- Yêu cầu bên bảo đảm bằng tín chấp phối hợp trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay và đôn đốc trả nợ;
- Phối hợp với bên bảo đảm bằng tín chấp trong việc cho vay và thu hồi nợ;
- Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
Như vậy; vì quyền và lợi ích của mình thì tổ chức tín dụng có quyền yêu cầu bên bảo đảm bằng tín chấp phối hợp trong việc kiểm tra xem vốn sử dụng đúng mục đích hay chưa; đôn đốc trả nợ…
Có thể bạn quan tâm
- Quyền của bên nhận bảo đảm khi phát sinh hiệu lực đối kháng?
- Xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của Bộ luật dân sự?
- Cho vay nặng lãi kèm thế chấp hình ảnh nhạy cảm bị đi tù mấy năm?
Như vậy; quyền và nghĩa vụ của các bên trong tín chấp được quy định tại Điều 46 Nghị định 21/2021/NĐ-CP. Theo đó bao gồm quyền và nghĩa vụ của bên bảo đảm bằng tín chấp; quyền và nghĩa vụ của bên vay tín chấp và quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư X 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Phát mại tài sản là quá trình ngân hàng hoặc đơn vị cho vay vốn công bố và bán tài sản đảm bảo công khai; theo đúng trình tự; thủ tục mà pháp luật đã quy định. Số tiền bán được từ tài sản bảo đảm; sẽ dùng để thanh toán khoản nợ đã vay của ngân hàng; mà không có khả năng chi trả. Sau khi thanh toán hết khoản nợ; số tiền còn lại sẽ được trao trả cho khách hàng. Nếu là công ty cổ phần; thì phần còn lại sẽ được chia cho các cổ đông; theo tỷ lệ cổ phần mà cổ đông nắm giữ.
Trong trường hợp người cầm cố đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ; đúng thời hạn; mà bên nhận cầm cố không trả lại tài sản cầm cố. Thì người cầm cố có quyền yêu cầu Tòa án; cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác; buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản (kiện đòi tài sản) và yêu cầu bồi thường thiệt hại (nếu có).
– Thứ nhất, đăng ký giao dịch là điều kiện làm phát sinh hiệu lực của giao dịch bảo đảm trong trường hợp pháp luật quy định.
– Thứ hai, đăng ký giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
– Thứ ba, đăng ký giao dịch bảo đảm là căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán trong trường hợp dùng một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ.