Mở nhà thuốc được xem như là mô hình kinh doanh có tính chuyên môn cao. Khi những dược sĩ muốn thành lập một nhà thuốc cần tuân thủ theo đúng quy định pháp luật hiện nay. Giấy phép kinh doanh nhà thuốc được xem như loại giấy tờ được cấp phép đối với những cơ sở kinh doanh nhà thuốc, quầy thuốc phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh dược và được cấp dưới dạng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Thủ tục mở nhà thuốc” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Điều kiện xin giấy kinh doanh nhà thuốc
Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 32 Nghị định 54/2017/NĐ-CP, điều kiện về địa điểm xin Giấy phép kinh doanh Quầy Thuốc/Nhà Thuốc:
- Phải có địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc.
- Đối với quầy thuốc chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền thực hiện theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 69 của Luật Dược 2016.
Điều 18 Luật Dược 2016, Khoản 6 Điều 20 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP, người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc, nhà thuốc:
- Đối với nhà thuốc: phải có Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
- Đối với quầy thuốc: phải có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp và một trong các văn bằng chuyên môn sau:
- Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược
- Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược
Quy trình thực hiện thủ tục mở nhà thuốc
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận mở nhà thuốc
Trường hợp của bạn thuộc trường hợp được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược lần đầu.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Dược 2016 và Điều 32 Nghị định 54/2017/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược theo mẫu số 19 Phụ lục I Nghị định 54/2017/NĐ-CP;
– Tài liệu về địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc.
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý chứng minh việc thành lập cơ sở;
– Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược;
Thủ tục mở nhà thuốc
Theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Luật Dược 2016 thì Giám đốc Sở Y tế có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược cho các cơ sở bán lẻ thuốc (bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền).
“Điều 37. Thẩm quyền cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược
1. Bộ trưởng Bộ Y tế cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược quy định tại các Điểm a, b, c, e, g và h Khoản 2 Điều 32 của Luật này.
2. Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại, Điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở kinh doanh dược quy định tại Điểm d và Điểm đ Khoản 2 Điều 32 của Luật này.”
Bước 1: Nộp hồ sơ xin giấy phép mở nhà thuốc
Chuẩn bị một bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Sở Y tế nơi cơ sở kinh doanh của bạn đặt trụ sở kinh doanh
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ
Trong 10 ngày, từ ngày đã ghi vào Phiếu tiếp nhận của bộ hồ sơ. Sau đó Sở y tế sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ. Nếu như nội dung cần phải bổ sung, sửa đổi thì sẽ trả lời cho nhà thuốc bằng văn bản.
Bước 4: Thẩm định thực tế và cấp đăng ký giấy phép kinh doanh quầy thuốc
- Thời hạn trong vòng 20 ngày, từ ngày đã ghi vào phiếu tiếp nhận của bộ hồ sơ, sẽ đánh giá tại nhà thuốc trên thực tế.
- Sở y tế thông báo bằng văn bản về những nội dung mà cần phải sửa chữa, khắc phục trong trường hợp nhà thuốc không đáp ứng điều kiện để kinh doanh. Thời hạn trong vòng 5 ngày làm việc, từ ngày đã hoàn tất xong việc đánh giá nhà thuốc trên thực tế.
- Sau khi đánh giá thực tế cơ sở, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược có trách nhiệm:
- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá thực tế đối với trường hợp không có yêu cầu, khắc phục, sửa chữa;
- Ban hành văn bản thông báo về các nội dung cần khắc phục, sửa chữa trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá thực tế đối với trường hợp có yêu cầu, khắc phục, sửa chữa.
Bước 5: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cập nhật thông tin
Cơ quan đăng ký kinh doanh quy định tại Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP sẽ tiến hành cập nhật thông tin đăng ký kinh doanh vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thời hạn của giấy đăng ký kinh doanh nhà thuốc
Theo quy định tại Điều 41 Luật Dược 2016 thì Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược không quy định thời hạn hiệu lực. Hay, thời hạn của giấy đăng ký kinh doanh nhà thuốc là vô thời hạn.
“Điều 41. Quản lý Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
1. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược không quy định thời hạn hiệu lực.
2. Chính phủ quy định chi tiết các nội dung sau đây:
a) Hồ sơ, thủ tục cấp, cấp lại, Điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
b) Địa bàn và phạm vi kinh doanh đối với cơ sở bán lẻ là quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã;
c) Lộ trình thực hiện Thực hành tốt đối với loại hình cơ sở kinh doanh dược.”
Thẩm quyền thực hiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
Căn cứ Điều 37, Điều 32 Luật Dược 2016:
- Bộ trưởng Bộ Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở:
- Sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
- Xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
- Kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
- Kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
- Kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng;
- Kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc.
- Giám đốc Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược đối với cơ sở:
- Bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
- Bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã, cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thuốc bảo vệ thực vật 2023
- Quỹ tín dụng nhân dân có thuộc Nhà nước không?
- Theo quy định năm 2023 quỹ tín dụng nhân dân thuộc loại hình gì?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục mở nhà thuốc”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Tách thửa đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được cấp cho những đối tượng có nhu cầu và đảm bảo được kiến thức chuyên môn về ngành dược.
Căn cứ theo Điều 18 Luật Dược 2016, Khoản 6 Điều 20 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP, mở nhà thuốc tây cần phải có Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
Theo quy định pháp luật, các cơ sở bán lẻ thuốc (nhà thuốc) khi kinh doanh thuốc không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng