Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành Quyết định số 354-QĐ/UBKTTW về việc ban hành 07 quy trình thực hiện kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng, áp dụng chung cho ủy ban kiểm tra các cấp từ Trung ương đến cấp cơ sở. Hãy theo dõi bài viết sau đây của Luật sư X để biết thêm quy trình kiểm tra giám sát Đảng viên mới nhất nhé!
Quy trình kiểm tra giám sát Đảng viên
Ủy ban Kiểm tra Trung ương ban hành Quyết định số 354-QĐ/UBKTTW về việc ban hành 07 quy trình thực hiện kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng, áp dụng chung cho ủy ban kiểm tra các cấp từ Trung ương đến cấp cơ sở.Về nội dung và các bước thực hiện của 07 quy trình cơ bản giống với các quy trình thực hiện kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng trước đây, tuy nhiên có một số điểm mới.
- Quy trình giám sát chuyên đề đối với tổ chức Đảng, Đảng viên;
- Quy trình kiểm tra tổ chức Đảng, Đảng viên có dấu hiệu vi phạm;
- Quy trình kiểm tra tổ chức Đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng;
- Quy trình kiểm tra tài chính Đảng;
- Quy trình giải quyết tố cáo tổ chức Đảng, Đảng viên;
- Quy trình xem xét, thi hành kỷ luật đối với tổ chức Đảng, Đảng viên vi phạm;
- Quy trình giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng đối với Đảng viên.
Quy trình kiểm tra giám sát Đảng viên của chi bộ
Điều 7. Chi bộ
Các chi bộ phải thường xuyên tự kiểm tra; xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát (xác định cụ thể về nội dung, đối tượng, mốc thời gian, thời gian tiến hành, phương pháp tiến hành, phân công thành viên tổ kiểm tra, giám sát) và tiến hành kiểm tra chấp hành, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giám sát chuyên đề đối với đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên, thực hiện chức trách, nhiệm vụ chuyên môn được giao; thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng.
Chi bộ chủ yếu giám sát thường xuyên đối với đảng viên nơi công tác, sinh hoạt và nơi cư trú; chi bộ có chi ủy, chi bộ có trên 30 đảng viên và đảng viên hoạt động phân tán hoặc có nhiều tổ đảng trực thuộc thì thực hiện giám sát theo chuyên đề.
Nếu phát hiện đảng viên là cấp ủy viên các cấp sinh hoạt tại chi bộ (từ cấp ủy viên cơ sở trở lên) và cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý vi phạm trong thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao thì chi bộ báo cáo tổ chức đảng cấp trên trực tiếp để xem xét, kiểm tra hoặc đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Quy trình Giám sát chuyên đề đối với tổ chức Đảng, Đảng viên
Giám sát chuyên đề đối với tổ chức Đảng là việc theo dõi, xem xét, đánh giá tổ chức đảng, đảng viên về thực hiện nhiệm vụ được giao và chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng.
Bước chuẩn bị:
1. Căn cứ chương trình công tác hằng năm hoặc nhiệm vụ do cấp ủy, ủy ban giao, cán bộ theo dõi địa bàn đề xuất, báo cáo (bằng văn bản) với thường trực ủy ban: Nội dung giám sát; tổ chức đảng, đảng viên được giám sát (sau đây gọi là đối tượng giám sát); kế hoạch (mốc thời gian giám sát, thời gian làm việc của đoàn…) và dự kiến thành phần đoàn (tổ) giám sát (gọi tắt là đoàn giám sát).
2. Thường trực Ủy ban xem xét, ban hành quyết định và kế hoạch giám sát (mẫu theo quy định).
3. Đoàn giám sát xây dựng đề cương gợi ý báo cáo (mẫu theo quy định) để đối tượng giám sát chuẩn bị báo cáo; lịch làm việc của đoàn; họp đoàn để thông báo kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên đoàn; chuẩn bị văn bản, tài liệu liên quan phục vụ việc giám sát.
Bước tiến hành:
1. Thành viên Ủy ban được phân công chỉ đạo và đại diện đoàn giám sát làm việc với (đại diện tổ chức đảng quản lý đối tượng giám sát (nếu có); đối tượng giám sát) để triển khai quyết định, kế hoạch giám sát; thống nhất lịch làm việc và yêu cầu đối tượng giám sát chuẩn bị báo cáo bằng văn bản theo đề cương gợi ý, cung cấp hồ sơ, tài liệu; đề nghị chỉ đạo các tổ chức đảng và đảng viên có liên quan phối hợp thực hiện.
Trường hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.
2. Đối tượng giám sát chuẩn bị báo cáo theo nội dung đề cương gợi ý (bằng văn bản) và các hồ sơ, tài liệu có liên quan; gửi Ủy ban kiểm tra (qua đoàn giám sát).
3. Đoàn giám sát nghiên cứu báo cáo, tài liệu nhận được; làm việc với tổ chức, cá nhân có liên quan đến nội dung, đối tượng giám sát để thẩm tra, xác minh những nội dung, vấn đề cần làm rõ, phục vụ việc xem xét, đánh giá (khi cần thiết). Xây dựng dự thảo báo cáo kết quả giám sát (mẫu theo quy định).
Nếu cần điều chỉnh, bổ sung nội dung, thời gian, đối tượng giám sát, thành viên đoàn giám sát hoặc có vấn đề chuyên môn, kỹ thuật cần giám định thì trưởng đoàn giám sát báo cáo thành viên Ủy ban chỉ đạo để báo cáo thường trực Ủy ban xem xét, quyết định.
Đoàn giám sát trao đổi bằng văn bản với đối tượng giám sát những nội dung cần bổ sung, làm rõ.
4. Tổ chức hội nghị (tổ chức đảng quản lý đối tượng hoặc đối tượng giám sát chủ trì, ghi biên bản hội nghị) để đoàn giám sát thông qua dự thảo báo cáo kết quả giám sát; hội nghị thảo luận, tham gia ý kiến vào dự thảo báo cáo kết quả giám sát, thẩm tra, xác minh về các nội dung giám sát và kiến nghị, đề xuất bằng văn bản (nếu có).
Trường hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.
5. Đoàn giám sát tiếp tục thẩm tra, xác minh những nội dung chưa rõ (nếu có); trao đổi ý kiến với người đứng đầu (đơn vị theo dõi địa bàn; không phải là trưởng đoàn hoặc thành viên đoàn kiểm tra) về kết quả giám sát; báo cáo xin ý kiến đồng chí thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn, thường trực Ủy ban (nếu cần), trước khi trình Ủy ban kiểm tra.
Bước kết thúc
1. Ủy ban kiểm tra xem xét, kết luận:
- Đoàn giám sát báo cáo kết quả giám sát với Ủy ban.
- Trình bày đầy đủ ý kiến của đối tượng được giám sát và tổ chức đảng quản lý đối tượng giám sát.
- Ủy ban thảo luận, xem xét, kết luận; nếu có dấu hiệu vi phạm thì xem xét, quyết định chuyển sang kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với đối tượng giám sát.
2. Đơn vị theo dõi địa bàn có ý kiến bằng văn bản báo cáo Ủy ban về kết quả và hoạt động của đoàn giám sát.
3. Đoàn giám sát hoàn chỉnh báo cáo kết quả giám sát; phối hợp với (đơn vị hoặc cán bộ tổng hợp) hoàn chỉnh thông báo kết luận giám sát, báo cáo thành viên Ủy ban chỉ đạo đoàn trước khi trình thường trực Ủy ban ký, ban hành.
4. Thành viên Ủy ban chỉ đạo và đại diện đoàn giám sát công bố thông báo kết luận giám sát đến đối tượng giám sát và tổ chức, cá nhân có liên quan.
Trường hợp cần thiết, triển khai theo hình thức họp trực tuyến hoặc gửi văn bản theo đường công văn.
5. Đoàn giám sát họp rút kinh nghiệm; trưởng đoàn có văn bản nhận xét, đánh giá từng thành viên đoàn giám sát, gửi người đứng đầu các đơn vị có cán bộ tham gia đoàn; lập hồ sơ và nộp lưu trữ theo quy định.
6. Vụ địa bàn, đơn vị, cán bộ theo dõi địa bàn giám sát việc chấp hành kết luận của Ủy ban.
Có thể bạn quan tâm:
- Bản nhận xét của Đảng viên giúp đỡ quần chúng mới
- Tờ trình mất thẻ đảng viên viết như thế nào?
- Mẫu nhận xét của chi ủy đối với Đảng viên mới
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy trình kiểm tra giám sát Đảng viên mới nhất”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; xin mã số thuế cá nhân, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, tra cứu thông tin quy hoạch, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 1, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định:
“Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều có thể được xem xét để kết nạp vào Đảng”.
Thẻ đảng viên là một trong những loại giấy tờ rất quan trọng đối với những người đảng viên, khi nó được coi là giấy chứng nhận là một đảng viên chính thức đứng trong đội ngũ lãnh đạo của Đảng.