Trong quá trình làm việc của người lao động có thể sẽ gặp phải rủi ro tai nạn lao động, việc dẫn đến tai nạn lao đông có thể do việc sai phạm trong khâu bảo hộ hay vi phạm quy định kỹ thuật trong lao động hoặc quản lý, tuyển dụng, đào tạo… Dù nguyên nhân xuất phát từ đâu từ người lao động và người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ khai báo đến Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy trình báo cáo tai nạn sự cố lao động và quy trình, thủ tục điều tra tai nạn lao động tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 39/2016/NĐ-CP
- Luật Lao động năm 2019
Quy trình báo cáo tai nạn sự cố lao động được diễn ra như thế nào?
Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 nêu rõ việc khai báo TNLĐ phải nhanh chóng, kịp thời bằng tất cả các phương tiện có thể thông qua hình thức trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn và cơ quan Công an cấp huyện. Cụ thể như sau:
- Đối với các vụ tai nạn lao động làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm khai báo ngay với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an cấp huyện.
- Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân ngoài việc thực hiện khai báo theo quy định của luật chuyên ngành, người sử dụng lao động của cơ sở để xảy ra tai nạn phải khai với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn và với Bộ quản lý ngành lĩnh vực đó theo thẩm quyền, trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho Công an cấp huyện;
- Khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, ngay sau khi biết sự việc người lao động bị chết hoặc bị thương nặng do tai nạn lao động, gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với UBND cấp xã nơi xảy ra tai nạn lao động. Khi nhận được tin xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, UBND cấp xã, nơi xảy ra tai nạn phải báo bằng cách nhanh nhất với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Công an cấp.
Nội dung khai báo tai nạn lao động như thế nào?
Nội dung khai báo tai nạn lao động được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 39.
Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết tin báo về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, thông báo kết quả giải quyết tin báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã báo tin khi có yêu cầu và phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người đã báo tin.
Như vậy, việc khai báo thông tin về tai nạn lao động phải kịp thời, nhanh chóng. Mục đích của công tác khai báo tai nạn lao động phần nào hạn chế rủi ro tai nạn, kịp thời xử lý, giải quyết những tai nạn đã xảy ra, bảo vệ sức khỏe, tín mạng cho người lao động.
Ngoài việc khai báo tai nạn lao động thì ngươi sử dụng lao động còn có nghĩa vụ phối hợp điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của pháp luật tất cả các vụ tai nạn lao động, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp xảy ra ở đơn vị mình cho cơ quan có thẩm quyền.
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của tình hình tai nạn lao động mà các cơ quan chức năng phối hợp cùng người sử dụng lao động thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở, cấp tỉnh, cấp Trung ương theo quy định tại Điều 11 Nghị định 39 để tiến hành các công việc thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến vụ tai nạn lao động; lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan; giám định kỹ thuật, giám định pháp y; phân tích diễn biến, nguyên nhân gây tai nạn lao động,… để tìm ra hướng giải quyết vụ việc, trách nhiệm bồi thường cho người lao động, đặc biệt là có thể đưa ra biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn có thể xảy ra trong tương lai.
Công tác điều tra tai nạn lao động phải đảm bảo chính xác, khách quan và minh bạch, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động
Quy trình, thủ tục điều tra tai nạn lao động thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 39/2016/NĐ-CP có quy định quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở như sau:
– Thu thập dấu vết, chứng cứ, tài liệu.
– Lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan.
– Phân tích kết luận về: diễn biến, nguyên nhân gây ra tai nạn lao động; kết luận về vụ tai nạn lao động; mức độ vi phạm và đề nghị hình thức xử lý đối với người có lỗi trong vụ tai nạn lao động; các biện pháp khắc phục và phòng ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn.
– Lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
– Tổ chức cuộc họp và lập Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động, gửi Biên bản Điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản Điều tra tai nạn lao động tới người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân người bị nạn; Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi người sử dụng lao động có người bị nạn đặt trụ sở chính; Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn lao động.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Sổ bảo hiểm xã hội bị rách bìa có sao không?
- Bảo hiểm thai sản cho người không đi làm
- Rút tiền bảo hiểm nhân thọ đúng hạn
Thông tin liên hệ:
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Quy trình báo cáo tai nạn, sự cố lao động được diễn ra như thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến dịch vụ xin xác nhận tình trạng hôn nhân… Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Câu hỏi thường gặp:
Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn;
Khi lập xong hồ sơ xin trợ cấp lao động người lao động có thể nộp tại cơ quan bảo hiểm xã hội tại quận, huyện nơi người lao động làm việc để yêu cầu xin hưởng trợ cấp tai nạn lao động.
Theo khoản 2 Điều 43 của Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, một số đối tượng sử dụng lao động sau có trách nhiệm phải mua và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
– Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân
– Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác
– Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam
– Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác
– Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động