Trẻ em khi sinh ra đều có quyền được đăng ký kkháiinh đó là quyền đầu tiên trong cuộc đời hình thành của một đứa trẻ. Những thông tin này đều sẽ được ghi nhận trong một văn bản có tên gọi là giấy khai sinh hay còn gọi là hộ tịch gốc của một cá nhân khi mới được sinh ra. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Quyền khai sinh của trẻ em” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Nội dung đăng ký giấy khai sinh
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 14 được ghi nhận như sau:
“Điều 14. Nội dung đăng ký khai sinh
1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:
a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.”
Từ những điều khoản mà pháp luật quy định về giấy khai sinh có thể nói rằng: Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân khi mới được sinh ra. Nó bao gồm tất cả các thông tin về nhân thân và quan hệ cha con, mẹ con của đứa trẻ.
Quyền khai sinh của trẻ em
Căn cứ theo Điều 29 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định ngắn gọn về quyền khai sinh như sau:
” Điều 29. Quyền được khai sinh
Cá nhân khi sinh ra có quyền được khai sinh.”
Cụ thể hơn là tại Điều 13 Luật trẻ em năm 2016 như sau:
“Điều 13. Quyền được khai sinh và có quốc tịch
Trẻ em có quyền được khai sinh, khai tử, có họ, tên, có quốc tịch; được xác định cha, mẹ, dân tộc, giới tính theo quy định của pháp luật.”
Những điều khoản luật định được nêu trên đều được xây dựng dựa trên những nguyên tắc chung được ghi nhận ở trong phần I, điều 7, mục 1 của Công ước CRC mà Việt Nam là thành viên, về quyền lợi của trẻ em như sau:
“Trẻ em phải được đăng ký khai sinh ngay lập tức sau khi được sinh ra và có quyền ngay từ khi ra đời, có họ tên, có quốc tịch và trong chừng mực có thể có quyền biết cha mẹ mình và được cha mẹ chăm sóc.” và căn cứ dựa theo Nguyên tắc 3 được ghi nhận trong Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959 cũng quy định như sau: “Trẻ em sinh ra có quyền được khai sinh”.
Thủ tục đăng kí giấy khai sinh
Căn cứ theo Điều 16 Luật Hộ tịch năm 2014 quy định về các trình tự thủ tục khi đi đăng kí giấy khai sinh cần lưu ý các bước như sau:
” Điều 16. Thủ tục đăng ký khai sinh
1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.”
Ngoài ra, những người có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ đăng ký và trách nhiệm của cha mẹ khi đăng kí giấy khai sinh cho con cái cũng được quy định rõ trong Luật Hộ tịch năm 2014 như sau:
“Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
2. Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.”
Các công chức tư pháp có thẩm quyền bao gồm các cơ quan sau đây:
+ Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người mẹ cư trú
Công tác tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh cho trẻ em được thực hiện tại UBND cấp xã nơi người mẹ đăng ký thường trú. Nếu người mẹ có nơi đăng ký thường trú khác với địa chỉ trên thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định tại nơi đăng ký tạm trú, thì UBND cấp xã nơi người mẹ đăng ký tạm trú sẽ đông thời có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em.
+ Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người cha cư trú
Trường hợp không thể xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì UBND cấp xã, nơi cư trú của người cha thực hiện việc đăng ký khai sinh như các thủ tục trên.
+ Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em đang sinh sống thực tế
Trong trường hợp đặc biệt vẫn không thể xác định được nơi cư trú của cả cha và mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.
– Đối với trường hợp giấy khai sinh chưa đăng ký trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh thì phải đăng ký theo thủ tục quá hạn.
Đăng ký khai sinh trễ có bị xử phạt không?
Hiện nay chưa có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với việc cha, mẹ hoặc người có trách nhiệm đăng ký khai sinh trễ cho con.
Tuy nhiên, có quy định mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm quy định về đăng ký khai sinh theo căn cứ Điều 37 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;
c) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy khai sinh đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, đối với việc đăng ký khai sinh trễ cho con thì hiện nay không có quy định xử phạt, đăng ký khai sinh mà vi phạm những quy định trên thì mới bị xử phạt.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Ý nghĩa dãy số căn cước công dân theo quy định năm 2022
- Quy định về 3 mốc tuổi làm căn cước công dân năm 2022
- Căn cước công dân bao lâu hết hạn theo quy định năm 2022
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề giấy “Quyền khai sinh của trẻ em”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, thủ tục giải thể công ty cổ phần; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; đổi tên căn cước công dân, chia tài sản khi ly hôn, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ công chứng tại nhà, có cần giấy xác nhận tình trạng hôn nhân khi bán xe không của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Đối với trường hợp đăng ký khai sinh không đúng hạn: theo mức thu lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
– Miễn lệ phí đối với trường hợp khai sinh đúng hạn, người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, cải chính hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Như vậy, việc thay đổi quê quán trong giấy khai sinh chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.
Đối với các thông tin được đăng ký đúng theo quy định của pháp luật về hộ tịch (tại thời điểm đăng ký), không có căn cứ chứng minh, xác định được sai sót thì không có cơ sở để giải quyết yêu cầu cải chính thông tin quê quán.