Cộng tác viên đã trở thành nghề quen thuộc trong thị trường lao động trong những năm gần đây. Họ là những người làm việc một cách tự do, không thuộc biên chế chính thức của bất cứ một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào.
Quy định về hợp đồng cộng tác viên hiện nay như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây của Luật sư X.
Quy định về hợp đồng cộng tác viên
Theo Điều 513 Bộ Luật Dân sự 2015, hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Theo quy định pháp luật, hợp đồng cộng tác viên được xem là hợp đồng dịch vụ, trong đó, bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc là cộng tác viên và bên thuê dịch vụ là bên nhận cộng tác viên làm việc, đồng thời phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ này.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Căn cứ quy định nêu trên, nếu hợp đồng cộng tác viên đáp ứng các điều kiện sau thì sẽ được xem là hợp đồng lao động:
– Có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương.
– Có nội dung thể hiện về sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên.
Nếu hợp đồng cộng tác viên được xác định là hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động và người lao động phải tuân thủ các quy định của Bộ luật lao động (như đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp,…) Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa hợp đồng lao động và hợp đồng dịch vụ.
Như vậy, tùy từng trường hợp mà hợp đồng cộng tác viên có thể được xem là hợp đồng lao động hoặc hợp đồng dịch vụ.
Nội dung của hợp đồng cộng tác viên
Các nội dung của hợp đồng cần đảm các nội dung sau đây:
– Tên và địa chỉ trụ sở của người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp của công ty;
– Các thông tin cá nhân của người lao động: Họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân,…
– Các điều khoản trong nội dung của hợp đồng
+ Công việc, địa điểm, thời gian làm việc;
+ Thời hạn của hợp đồng;
+ Mức lương (mức thù lao nếu là hợp đồng dịch vụ), thời hạn trả lương, các chế độ phụ cấp (nếu có);
+ Các chế độ đóng bảo hiểm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thất nghiệp,…
+ Các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng;
+ Trách nhiệm trong trường hợp vi phạm hợp đồng;
+ Giải quyết tranh chấp hợp đồng;
+ Điều khoản thi hành của hợp đồng;
Các bên trong hợp đồng có thể thỏa thuận, bổ sung thêm các điều khoản khác phù hợp với tính chất công việc, tuy nhiên cần đảm bảo được các nội dung trên của hợp đồng theo đúng quy định pháp luật.
Quyền lợi của cộng tác viên
Hợp đồng cộng tác viên là hợp đồng dịch vụ hay hợp đồng lao động sẽ phát sinh ra quyền lợi khác nhau của cộng tác viên.
Theo Điều 518 Bộ luật Dân sự 2015, cộng tác viên có quyền:
– Yêu cầu bên doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc;
– Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên thuê dịch vụ, mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên thuê dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên thuê dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên thuê dịch vụ.
– Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ.
Nếu hợp đồng CTV là hợp đồng dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ không phải là người lao động. Vì vậy không áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Thêm vào đó, bên cung ứng phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân.
Căn cứ theo Điều 186 Bộ luật Lao động 2012, người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế. Cụ thể:
Bảo hiểm xã hội
Theo điểm a, điểm b, Khoản 1, Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng.
Bảo hiểm y tế
Người lao động có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế là người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên (Khoản 1 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế 2014 )
Bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 43 Luật việc làm 2013 quy định cụ thể như sau:
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: thành lập công ty cổ phần, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, tra cứu quy hoạch xây dựng, xin phép bay flycam, đơn xin thay đổi tên trong giấy khai sinh, hợp thức hóa lãnh sự, mã số thuế cá nhân…của Luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng cộng tác viên không phải đóng bảo hiểm nếu là hợp đồng dịch vụ.
Hợp đồng cộng tác viên có phải đóng bảo hiểm nếu là hợp đồng lao động.
Hiện tại chưa có văn bản nào quy định về thời hạn ký kết dành cho cộng tác viên. Tùy vào loại hợp đồng cộng tác viên mà các doanh nghiệp hay tổ chức sẽ lựa chọn thời hạn ký kết hợp đồng. Thông thường là 30 ngày, 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm. Những công việc thường xuyên và kéo dài thì sẽ được gia hạn thêm hợp đồng cộng tác viên
Theo Thông tư 111/2013/TT- BTC, các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ 02 triệu đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Nếu Công ty ký Hợp đồng dịch vụ hoặc Hợp đồng lao động dưới 03 tháng thì công ty khấu trừ thuế thu nhập cá nhân với mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cộng tác viên nếu thu nhập của bạn từ 02 triệu đồng trở lên.
Còn đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi có thu nhập tính thuế > 0. Cụ thể, cách tính thuế thu nhập đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được tính theo công thức sau:(1) Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất