Một trong những lý do khiến người mua không “mặn mà” với tài sản thi hành án là việc chủ tài sản chần chừ, chậm trễ bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá. Nhiều người mua đã bỏ ra nhiều tỷ đồng mua tài sản nhưng phải ngao ngán chờ đợi cả năm trời nhưng vẫn chưa được bàn giao tài sản. Vậy, theo pháp luật quy định về giao tài sản cho người trúng đấu giá như thế nào? Hãy tìm hiểu cùng Luật sư X nhé.
Căn cứ pháp lý
Đấu giá tài sản là gì?
Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản thông qua thủ tục trả giá công khai giữa nhiều người muốn mua và người trả giá cao nhất là người được quyền mua tài sản bán. Đấu giá tài sản có thể là bắt buộc (theo quyết định của Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền) hoặc tự nguyện (theo nhu cầu của chủ sở hữu tài sản). Người bán tài sản có thể tự tổ chức đấu giá hoặc thông qua người bán đấu giá. Ở Việt Nam, người bán đấu giá là các trung tâm dịch vụ bán đấu giá do Sở Tư pháp trực tiếp quản lí hoặc là các thương nhân hoạt động bán đấu giá chuyên nghiệp được tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp nhà nước, công ti trách nhiệm hữu hạn, công ti cổ phần. Đấu giá có thể được thực hiện dưới phương thức đấu tăng giá hoặc đấu hạ giá (đấu giá kiểu Hà Lan/Dutch auction). Pháp luật Việt Nam chỉ quy định về đấu tăng giá.
Thông thường, để đấu giá tài sản, người bán đấu giá phải đưa ra giá khởi điểm của tài sản muốn bán và phải trưng bày tài sản để những người muốn mua xem trước. Những người muốn mua sẽ tham gia trả giá theo thủ tục nhất định. Người trả giá cao nhất là người dành được quyền mua tài sản.
Đấu giá tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự, Luật thương mại của Việt Nam, được cụ thể hoá trong Quy chế bán đấu giá tài sản.
Quy định về giao tài sản cho người trúng đấu giá
Căn cứ vào Khoản 3 Nghị định 62/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 33/2020/NĐ-CP quy định
“3. Trường hợp trong cùng một cuộc đấu giá mà có nhiều tài sản được đấu giá để thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự yêu cầu tổ chức đấu giá thực hiện việc đấu giá theo thứ tự từ tài sản có giá trị lớn nhất. Trường hợp số tiền thu được đã đủ để thi hành nghĩa vụ và các chi phí theo quy định thì không tiếp tục đấu giá các tài sản còn lại.
Người mua được tài sản bán đấu giá phải nộp tiền vào tài khoản của cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày đấu giá thành và không được gia hạn thêm.
Trong thời hạn không quá 30 ngày, trường hợp khó khăn, phức tạp thì không quá 60 ngày, kể từ ngày người mua được tài sản nộp đủ tiền, cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức việc giao tài sản cho người mua được tài sản, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng.
Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc giao tài sản cho người mua được tài sản đấu giá. Tổ chức, cá nhân cản trở, can thiệp trái pháp luật dẫn đến việc chậm giao tài sản bán đấu giá thành mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.“
Quy định về bảo vệ quyền của người mua tài sản bán đấu giá
Tại khoản 35 Điều 1 của Luật số 64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự quy định về bảo vệ quyền của người mua tài sản bán đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án như sau:
“1. Người mua được tài sản bán đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án được bảo vệ quyền sở hữu, sử dụng đối với tài sản đó.
2. Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá đã nộp đủ tiền mua tài sản bán đấu giá nhưng bản án, quyết định bị kháng nghị, sửa đổi hoặc bị hủy thì cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục giao tài sản, kể cả thực hiện việc cưỡng chế thi hành án để giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp kết quả bán đấu giá bị hủy theo quy định của pháp luật hoặc đương sự có thỏa thuận khác.
3. Việc cưỡng chế giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá, người nhận tài sản để thi hành án thực hiện theo quy định tại các điều 114, 115, 116 và 117 của Luật này”.
Như vậy, theo quy định trên khi người mua đã nộp đủ tiền mua tài sản bán đấu giá thì Chấp hành viên phải giao tài sản cho người mua trừ 02 trường hợp sau:
- Trường hợp thứ nhất, kết quả bán đấu giá bị hủy theo quy định tại khoản 34 Điều 1 của Luật số 64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự.
- Trường hợp thứ hai, đương sự có thỏa thuận khác.
Thủ tục giao tài sản cho người trúng đấu giá
Theo quy định hiện hành, chấp hành viên tổ chức giao tài sản cho người mua trúng đấu giá bằng những cách thức sau:
Cách thứ nhất: Giao tài sản theo thỏa thuận- Tự nguyện ( Nguyên tắc thỏa thuận là nguyên tắc xuyên suốt trong quá trình thi hành án – Điều 6 Luật Thi hành án dân sự)
* Đối với bất động sản:
Trường hợp một: Nếu chủ sở hữu tài sản và người mua trúng đấu giá có thể thỏa thuận về việc tự giao tài sản, tự xác định vị trí, ranh giới, diện tích hoặc các bên có thể thỏa thuận khác về thời hạn giao, về thời hạn lưu cư,…. và những thỏa thuận khác để tự giao nhận tài sản. Thì chấp hành viên ghi nhận sự thỏa thuận đó bằng biên bản thỏa thuận giao nhận tài sản, người mua tài sản tự giao nhận tài sản với chủ sở hữu( hoặc người có quyền sử dụng đất) đối với tài sản, chấp hành viên ban hành văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thực hiện theo quy định chung.
Đây là cách giao tài sản nhẹ nhàng, hiệu quả nhất. Khi chủ sở hữu tài sản, người mua trúng đấu giá hòa thuận nhau, việc sử dụng tài sản sau mua trúng đấu giá sẽ được thuận tiện, rất ít khi phát sinh tranh chấp, giữ được tình làng nghĩa xóm, giảm chi phí cưỡng chế và công sức của cán bộ, công chức nhà nước, giảm gánh nặng cho xã hội.
Trường hợp thứ hai: Nếu hai bên thỏa thuận với nhau về việc giao nhận tài sản trúng đấu giá, nhưng bên mua tài sản yêu cầu cơ quan chức năng cắm mốc, xác định ranh giới vị trí tài sản nhằm minh bạch, tránh sự tranh chấp với những hộ liền kề, thì Chấp hành viên tiến hành tổ chức giao tài sản, đồng thời phối hợp với các ngành chức năng tham gia giao tài sản cho người mua trúng đấu giá.
Cách thứ 2: Không tự nguyện bàn giao.
Nếu chủ tài sàn không tự nguyện giao tài sản, không hợp tác với cơ quan thi hành án dân sự, thì chấp hành viên ra quyết định cưỡng chế giao tài sản theo các Điều 114, 115, 116, và 117 Luật Thi hành án dân sự 2008:
Điều 114. Thủ tục cưỡng chế trả vật
Điều 115. Cưỡng chế trả nhà, giao nhà
Điều 116. Cưỡng chế trả giấy tờ
Điều 117. Cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất
Đây là phương án giao tài sản xấu nhất, có thể để lại hệ lụy lâu dài trong việc sử dụng tài sản bán đấu giá, là nguồn gốc phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, gánh nặng cho xã hội. Mặt khác, cũng gây tốn kém tiền của của Nhà nước và nhân dân, phải đầu tư nhiều công sức. Thực tế, có nhiều trường hợp tài sản bán đấu giá xong, không thể giao được cho người trúng đấu giá, do nhiều nguyên nhân như tranh chấp, như vi phạm thủ tục thi hành án, do sai lệch về diện tích, vị trí, chủng loại tài sản…
Mời bạn xem thêm bài viết
- Từ chối mua tài sản đã trúng đấu giá, tài sản đấu giá xử lý thế nào?
- Xử lý tiền cọc trong trường hợp từ chối mua tài sản đã trúng đấu giá
- Thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất mới nhất hiện nay
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quy định về giao tài sản cho người trúng đấu giá như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh sự; xin trích lục hồ sơ đất đai…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 6 Luật Đấu giá tài sản quy định về nguyên tắc đấu giá tài sản như sau:
1. Tuân thủ quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản, đấu giá viên.
4. Cuộc đấu giá phải do đấu giá viên điều hành, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá tài sản thực hiện.
Trường hợp thứ nhất: Những người không được tham gia đấu giá được quy định tại khoản 4, Điều 38 của Luật đấu giá tài sản
Trường hợp thứ hai: Người tham gia đấu giá phải đáp ứng được điều kiện do pháp luật quy định. Không phải điều kiện do người có tài sản hoặc tổ chức đấu giá đặt ra.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật đấu giá tài sản thì ngoài các điều kiện đăng ký tham gia đấu giá quy định tại Luật đấu giá tài sản và pháp luật có liên quan, người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản không được đặt thêm yêu cầu, điều kiện đối với người tham gia đấu giá.
Luật đấu giá tài sản quy định khi xử lý tài sản mà bắt buộc phải đấu giá, thì người có tài sản có quyền tiến hành lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản để tổ chức đấu giá tải sản mà không quy định lựa chọn khách hàng tham gia đấu giá.