Nộp tiền Đảng phí là trách nhiệm và nghĩa vụ của người Đảng viên sau khi thực hiện được kết nạp đảng, nên đảng viên dự bị vẫn sẽ bị xem xét xử lý nếu không đóng đảng phí theo quy định. Theo quy định thì Đảng viên sẽ đóng Đảng phí ở chi bộ nơi mình sinh hoạt. Trường hợp Đảng viên sinh hoạt Đảng tạm thời thì đóng Đảng phí ở chi bộ nơi sinh hoạt Đảng tạm thời đó. Nếu Đảng viên không thực hiện đúng quy định về việc đóng tiền Đảng thì trong Điều lệ Đảng nêu rõ: Đảng viên không đóng Đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng thì chi bộ xem xét, đề nghị lên cấp có thẩm quyền xoá tên trong danh sách Đảng viên. Cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định thu phí Đảng viên qua bài viết dưới đây.
Quy định thu Đảng phí
Đảng phí là quyền và nghĩa vụ của Đảng viên. Đảng viên sẽ đóng Đảng phí ở chi bộ nơi mình sinh hoạt.
Đồng thời, theo tiết c điểm 6.3.2 khoản 6.3 Điều 6 Quy định 29-QĐ/TW, nếu Đảng viên sinh hoạt Đảng tạm thời thì đóng Đảng phí ở chi bộ nơi sinh hoạt Đảng tạm thời đó.
Quy định thu Đảng phí mới nhất
Đối tượng và mức đóng Đảng phí của Đảng viên
Đảng viên trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% bao gồm các khoản sau:
– Tiền lương theo ngạch bậc, lương chức vụ, chức danh hoặc tiền công.
– Tiền lương theo ngạch bậc, lương chức vụ, chức danh tăng thêm theo quy định của Chính phủ.
– Các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội.
Đảng viên trong lực lượng vũ trang nhân dân
a) Đảng viên trong Quân đội nhân dân
– Đảng viên là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hưởng lương theo cấp bậc quân hàm : mức đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương cấp bậc, quân hàm, các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội.
– Đảng viên là hạ sĩ quan, binh sĩ, mức đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% phụ cấp quân hàm; Đảng viên là sinh viên, học viên dân sự tại các học viện, nhà trường quân đội, mức đóng đảng phí là 3.000 đồng/tháng.
– Đảng viên là công nhân, công chức, viên chức, quốc phòng, lao động hợp đồng mức đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương theo ngạch, bậc, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và tiền công.
b) Đảng viên trong Công an nhân dân
– Đảng viên là sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan hưởng lương theo cấp bậc quân hàm: mức đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương theo cấp bậc quân hàm, ngạch, bậc và các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội.
– Đảng viên là công chức, viên chức Công an nhân dân, lao động hợp đồng không xác định thời hạn, cán bộ tạm tuyển: mức đóng đảng phí bằng 1% tiền lương theo cấp bậc quân hàm, ngạch, bậc và các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội.
– Đảng viên là hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ hưởng phụ cấp quân hàm; học viên hưởng sinh hoạt phí: mức đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% phụ cấp, sinh hoạt phí.
c) Đối với đảng viên thuộc các đối tượng trên đây, nếu làm việc trong các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang thì mức đóng đảng phí thực hiện theo quy định tại điểm 4 mục II Hướng dẫn này.
Đảng viên hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng do bảo hiểm xã hội chi trả, mức đóng đảng phí bằng 0,5% tiền lương hưu, trợ cấp hằng tháng.
Trường hợp đảng viên nghỉ hưu nhưng được các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, mời tiếp tục làm việc được hưởng tiền công, phụ cấp hằng tháng, mức đóng đảng phí bao gồm: 0,5% tiền lương hưu, trợ cấp hằng tháng và 0,5% tiền công, phụ cấp được hưởng.
– Đảng viên là cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố được hưởng phụ cấp hằng tháng, mức đóng đảng phí bằng 1% mức phụ cấp.
– Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, đơn vị sự nghiệp công lập. Mức đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% các khoản sau:
- Tiền lương theo ngạch bậc, lương chức vụ, chức danh hoặc tiền công.
- Tiền lương theo ngạch bậc, lương chức vụ, chức danh tăng thêm từ quỹ tiền lương của đơn vị theo quy định của Chính phủ.
- Các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội.
Trường hợp đảng viên đã nghỉ chế độ được bảo hiểm xã hội chi trả tiền lương hưu, hoặc trợ cấp hằng tháng được các doanh nghiệp trên mời làm việc, mức đóng đảng phí bằng 0,5% tiền lương hưu, trợ cấp hằng tháng và 0,5% tiền công và phụ cấp (nếu có) do các doanh nghiệp chi trả.
– Đảng viên là học sinh, sinh viên không hưởng lương và phụ cấp, mức đóng đảng phí 3.000 đồng/tháng.
– Đảng viên là chủ trang trại; chủ cửa hàng thương mại, sản xuất, kinh doanh dịch vụ, mức đóng đảng phí theo các khu vực như sau:
- Khu vực nội thành các thành phố trực thuộc Trung ương đóng đảng phí 30.000 đồng/tháng.
- Khu vực nội thành đô thị loại I, loại II, loại III của các tỉnh trực thuộc Trung ương đóng đảng phí 25.000 đồng/tháng.
- Khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo (địa bàn khu vực III theo quy định của Chính phủ) đóng đảng phí 15.000 đồng/tháng.
- Các khu vực còn lại đóng đảng phí 20.000 đồng/tháng.
Trường hợp đảng viên là chủ trang trại; chủ cửa hàng thương mại, sản xuất, kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng do bảo hiểm xã hội chi trả, đóng đảng phí bằng 50% theo các mức nêu trên và 0,5% tiền lương hưu, trợ cấp hằng tháng.
Đảng viên không thuộc các đối tượng trên
a) Trong độ tuổi lao động
– Khu vực nội thành các thành phố trực thuộc Trung ương, mức đóng đảng phí 10.000 đồng/tháng.
– Khu vực nội thành đô thị loại I, loại II, loại III của các tỉnh trực thuộc Trung ương đóng đảng phí 8.000 đồng/tháng.
– Khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo (địa bàn khu vực III theo quy định của Chính phủ) đóng đảng phí 4.000 đồng/tháng.
– Các khu vực còn lại đóng đảng phí 6.000 đồng/tháng.
b) Đối với đảng viên ngoài độ tuổi lao động (trên 55 tuổi đối với nữ, trên 60 tuổi đối với nam) mức đóng đảng phí bằng 50% mức đóng của đảng viên trong độ tuổi lao động theo từng khu vực.
Đảng viên sống, học tập, làm việc ở ngoài nước
– Đảng viên ra nước ngoài theo diện được hưởng lương hoặc sinh hoạt phí tại cơ quan đại diện (kể cả phu nhân, phu quân) hoặc doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài và lưu học sinh, chuyên gia, cộng tác viên…., mức đóng đảng phí bằng 1% tiền lương hoặc sinh hoạt phí.
– Đảng viên đi du học tự túc, đảng viên đi xuất khẩu lao động, đảng viên đi theo gia đình, đảng viên là thành phần tự do làm ăn sinh sống :
a) Đảng viên đi du học tự túc, đảng viên đi theo gia đình, đảng viên là thành phần tự do làm ăn sinh sống
– Đảng viên đi du học tự túc, đảng viên đi theo gia đình, mức đóng tương đương 2 USD/tháng.
– Đảng viên là thành phần tự do làm ăn sinh sống; kinh doanh, dịch vụ nhỏ, mức đóng tương đương 3 USD/tháng.
b) Đảng viên đi xuất khẩu lao động
– Làm việc tại các nước thuộc các nước công nghiệp phát triển và các nước có mức thu nhập bình quân trên đầu người cao, mức đóng đảng phí hằng tháng tương đương 4 USD/tháng.
– Làm việc tại các nước còn lại, mức đóng hằng tháng tương đương 2 USD/tháng.
– Đảng viên là chủ hoặc đồng chủ sở hữu các doanh nghiệp, khu thương mại, mức đóng đảng phí tối thiểu hằng tháng tương đương 10 USD/tháng.
– Các khoản phụ cấp, trợ cấp được trả bằng hiện vật; các khoản phụ cấp không tính đóng bảo hiểm xã hội; trợ cấp chính sách xã hội như : trợ cấp người hoạt động cách mạng trước năm 1945, trợ cấp Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động, trợ cấp thương tật, trợ cấp thân nhân liệt sĩ, trợ cấp nhiễm chất độc da cam…; không tính vào thu nhập để tính đóng đảng phí.
Khuyến khích đảng viên thuộc các đối tượng nêu trên đây tự nguyện đóng đảng phí cao hơn mức quy định nhưng phải được chi ủy hoặc chi bộ (đối với chi bộ không có chi ủy) đồng ý.
Đảng viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nếu có đơn đề nghị miễn hoặc giảm mức đóng đảng phí, chi bộ xem xét, báo cáo lên cấp ủy cơ sở quyết định.
Quy định thu Đảng phí đối với Đảng viên dự bị
Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ Đảng, người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời gian dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện để Đảng viên này tiến bộ.
Đồng thời, các đối tượng phải đóng Đảng phí được Bộ Chính trị quy định cụ thể tại Quy định về chế độ Đảng phí ban hành kèm theo Quyết định số 342/QĐ-TW ngày 28/12/2010 gồm:
– Đảng viên trong các cơ quan hành chính, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị lực lượng vũ trang;
– Đảng viên hưởng lương bảo hiểm xã hội;
– Đảng viên làm việc trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức kinh tế;
– Đảng viên khác ở trong nước bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…;
– Đảng viên sống, học tập, làm việc ở ngoài nước.
Đặc biệt, dù Đảng viên đã được miễn sinh hoạt Đảng nhưng theo quy định tại Hướng dẫn số 27-HD/BTCTW ngày 26/3/2009, Đảng viên vẫn phải giữ gìn tư cách Đảng viên và đóng Đảng phí theo quy định.
Như vậy, khi đã là Đảng viên thì phải thực hiện nghĩa vụ nộp Đảng phí mà không phân biệt Đảng viên chính thức hay Đảng viên dự bị.
Mời bạn xem thêm:
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật mới nhất
- Làm giấy tờ giả có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, tạm dừng công ty, tra số mã số thuế cá nhân, bảo hộ logo độc quyền, mẫu tạm ngừng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Đảng phí được trích để lại ở các cấp được sử dụng như sau :
– Chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận, đảng bộ bộ phận, chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở; chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở xã, phường, thị trấn; chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở và đảng bộ cấp trên cơ sở hoặc đảng bộ cơ sở được giao quyền cấp trên cơ sở trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và tổ chức kinh tế : số đảng phí trích giữ lại được bổ sung vào dự toán chi hoạt động của tổ chức đảng.
– Các huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy khối các cơ quan và đảng ủy khối doanh nghiệp và đảng ủy tương đương trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy; các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương; Quân ủy Trung ương; Đảng ủy Công an Trung ương, cơ quan tài chính đảng ở Trung ương : số đảng phí trích giữ lại được lập quỹ dự trữ của Đảng ở cấp mình. Quỹ dự trữ được dùng bổ sung chi hoạt động của cấp ủy, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các tổ chức đảng trực thuộc có khó khăn; cấp ủy đảng quyết định việc chi tiêu từ quỹ dự trữ.
Đảng viên đóng đảng phí hằng tháng trực tiếp cho chi bộ. Chi bộ trực thuộc, đảng bộ bộ phận nộp đảng phí lên cấp trên theo tháng hoặc quý; các tổ chức cơ sở đảng còn lại nộp và gửi báo cáo lên cấp trên theo quý.
– Các cấp ủy có trách nhiệm tổng hợp thu, nộp, sử dụng đảng phí của cấp mình và toàn đảng bộ, lập báo cáo gửi lên cấp ủy cấp trên theo niên độ kế toán. Văn phòng Trung ương Đảng có trách nhiệm tổng hợp thu, nộp, sử dụng đảng phí của toàn Đảng, báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
– Chế độ báo cáo thực hiện theo phụ lục sổ và báo cáo thu nộp đảng phí kèm theo.