Ngày 15 tháng 11 năm 2017, thay mặc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Thường trực Ban Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Trần Quốc Vượng ký quyết định ban hành Quy định số 102-QĐ/TW xử lý kỷ luật Đảng viên.
Quy định số 102-QĐ/TW quy định về nội dung vi phạm và hình thức kỷ luật đối với đảng viên vi phạm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước, điều lệ, nghị quyết, quy định của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội, cơ quan, đơn vị. Trường hợp đảng viên vi phạm những nội dung chưa có trong Quy định này thì căn cứ vào quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và vận dụng Quy định này để xử lý kỷ luật cho phù hợp.
Vậy Quy định số 102-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương này có hiệu lực từ bao giờ? Để làm rõ vấn đề này; mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của LuatsuX.
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 102-QĐ/TW | Loại văn bản: | Quy định | |
Nơi ban hành: | Ban Chấp hành Trung ương | Người ký: | Trần Quốc Vượng | |
Ngày ban hành: | 15/11/2017 | Ngày hiệu lực: | 15/11/2017 | |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tóm tắt văn bản
Quy định số 102-QĐ/TW có hiệu lực từ bao giờ? Quy định số 102-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về xử lý kỷ luật Đảng viên sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11 năm 2017.
Kể từ ngày có hiệu lực, Quy định này thay thế Quy định số 181-QĐ/TW, ngày 30/3/2013 của Bộ Chính trị khóa XI về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.
Hiện nay, quy định số 102-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về xử lý kỷ luật Đảng viên; đã được hướng dẫn tại Hướng dẫn 04-HD/UBKTTW năm 2018 về thực hiện một số Điều trong Quy định 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm.
Nội dung cơ bản của Quy định số 102-QĐ/TW
Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
- Can thiệp, tác động đến tổ chức; cá nhân có thẩm quyền để bản thân hoặc người khác được bầu; chỉ định; quy hoạch; bổ nhiệm; luân chuyển; điều động; đề cử; ứng cử; đi học; thi nâng ngạch; nâng lương; đi nước ngoài trái quy định.
- Chỉ đạo; hoặc yêu cầu đề bạt, bổ nhiệm người có vi phạm; chưa hết thời hiệu bị kỷ luật; hoặc không đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
- Thực hiện không đúng nguyên tắc, thủ tục, quy trình về công tác cán bộ; không chấp hành quy định về công tác cán bộ; làm sai lệch; hoặc tự ý sửa chữa tài liệu; hồ sơ đảng viên; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; nhận xét, đánh giá cán bộ không có căn cứ, thiếu trung thực, không khách quan.
- Cố ý không chấp hành quyết định bổ nhiệm; điều động; luân chuyển; phân công công tác, nghỉ chế độ, chuyển sinh hoạt đảng theo quy định.
- Thực hiện việc thẩm định; tham mưu; đề xuất, quyết định tiếp nhận, tuyển dụng, cho thi nâng ngạch, đi học, quy hoạch; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, giới thiệu bầu, ứng cử; khen thưởng người thân (bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột) không đúng quy hoạch, không đủ tiêu chuẩn, điều kiện.
- Chỉ đạo hoặc thẩm định, tham mưu; đề xuất, thực hiện việc tuyển dụng, tiếp nhận; bố trí công tác, bổ nhiệm, phong, thăng quân hàm, luân chuyển; điều động, nâng ngạch, khen thưởng, kỷ luật không đúng nguyên tắc, quy trình, quy định; quy hoạch, đào tạo, cử người đi công tác nước ngoài không đủ tiêu chuẩn.
- Làm mất thẻ đảng viên không có lý do chính đáng hoặc sử dụng thẻ đảng viên sai mục đích; thực hiện không đúng quy định về chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên; hoặc nộp hồ sơ chuyển sinh hoạt đảng không đúng quy định; không thực hiện viết phiếu báo chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên.
Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng; hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau; thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
- Vì động cơ cá nhân mà điều động; cho thôi việc, cho thôi giữ chức vụ; miễn nhiệm, kỷ luật, giải quyết chế độ, chính sách không đúng quy định.
- Chỉ đạo hoặc thực hiện việc tiếp nhận; tuyển dụng, bố trí, sắp xếp vào làm việc tại cơ quan;đơn vị, tổ chức mình những người mà pháp luật không cho phép.
- Lợi dụng các quy định về luân chuyển; định kỳ chuyển đổi vị trí công tác để trù dập đối với cán bộ, công chức; viên chức; người lao động.
- Bao che cho cán bộ, công chức, viên chức đang bị điều tra; thanh tra, kiểm tra, bị xem xét kỷ luật.
- Thiếu trách nhiệm hoặc vì động cơ cá nhân; mà chỉ đạo hoặc thực hiện việc thẩm định, đề xuất, quyết định việc tuyển dụng, quy hoạch; bổ nhiệm, luân chuyển, giới thiệu bầu, ứng cử; khen thưởng không đúng tiêu chuẩn, điều kiện; hoặc quyết định kỷ luật oan sai đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động.
- Khai man thương tật; khai khống thành tích, quá trình công tác để được phong hàm, đề bạt, nâng lương, khen thưởng; công nhận danh hiệu hoặc được hưởng chế độ, chính sách trái quy định.
- Cố ý tham mưu cho cấp trên quyết định; hoặc cho ý kiến về công tác tổ chức; cán bộ không đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục, thẩm quyền, tiêu chuẩn.
- Lợi dụng chức vụ; quyền hạn người đứng đầu để quyết định không đúng nguyên tắc; quy định, thẩm quyền về công tác tổ chức, cán bộ.
- Thiếu trung thực, gương mẫu, biết mình không đủ tiêu chuẩn, điều kiện nhưng vẫn tìm mọi cách để các Cơ quan chức năng tiếp nhận, tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, giới thiệu bầu, ứng cử, khen thưởng đối với mình trái quy định.
- Thiếu trách nhiệm hoặc do động cơ cá nhân làm thất lạc, mất hồ sơ cán bộ, đảng viên, tài liệu hồ sơ của tổ chức đảng thuộc trách nhiệm quản lý; cung cấp hồ sơ cán bộ, hồ sơ đảng viên cho người không có trách nhiệm biết trái quy định.
Trường hợp vi phạm rơi vào các trường hợp bị kỷ luật khiển trách; cảnh cáo; cách chức mà gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
- Môi giới, nhận hối lộ trong tiếp nhận, tuyển dụng; cử tuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, bố trí công tác hoặc nâng lương, nâng ngạch, khen thưởng, phong học hàm, xét phong tặng danh hiệu vinh dự trái quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
- Có hành vi chạy chức, bằng cấp, vị trí công tác, luân chuyển; mua chuộc để bản thân hoặc người khác được quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển; khen thưởng, chuyển đổi vị trí công tác.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vị trí công tác để can thiệp trái quy định vào việc tiếp nhận, tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, bố trí, sắp xếp, điều động cán bộ.
- Làm giả hồ sơ để được xét đi học, tiếp nhận, tuyển dụng vào các cơ quan, tổ chức.
- Dùng thẻ đảng viên để vay tiền hoặc tài sản.
Tải xuống Quy định số 102-QĐ/TW
Quý đọc giả có thể xem trước và tải Quy định số 102-QĐ/TW tại đây:
Mời bạn xem thêm
- Cách ghi ý kiến nhận xét của tổ chức Công đoàn đối với Đảng viên dự bị
- Mẫu 3-213 nhận xét đảng viên nơi cư trú mới hiện nay
- Đảng viên dự bị có được bỏ phiếu không?
- Tờ trình mất thẻ đảng viên viết như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định số 102-QĐ/TW có hiệu lực từ bao giờ?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân,Xác nhận tình trạng hôn nhân để làm gì? hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Vô ý làm lộ những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước hoặc những việc chưa được phép công khai.
b) Không chấp hành nguyên tắc bảo mật, niêm phong trong việc truyền tin, vận chuyển, giao nhận hiện vật, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước.
c) Vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước trong hoạt động xuất bản, báo chí và thông tin đại chúng khác.
d) Mang hiện vật, tài liệu thuộc phạm vi bí mật của Đảng, Nhà nước ra nước ngoài trái quy định.
– Trường hợp đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Cung cấp, tiết lộ trái quy định những thông tin, tài liệu, hiện vật thuộc phạm vi bí mật của Đảng, Nhà nước cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
b) Phổ biến, tuyên truyền, viết bài, đăng tin những thông tin, tài liệu thuộc phạm vi bí mật của Đảng, Nhà nước không đúng đối tượng, phạm vi, thời điểm cần được phổ biến hoặc công bố.
– Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Tự nghiên cứu, sản xuất, sử dụng mật mã để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
b) Trao đổi, tán phát thông tin, tài liệu, hiện vật có nội dung thuộc bí mật của Đảng, Nhà nước trên mạng viễn thông, Internet và các phương tiện thông tin đại chúng khác.
– Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Sử dụng, truyền bá thông tin, hình ảnh, âm thanh kích động bạo lực gia đình.
b) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em ruột với nhau.
c) Ngăn cản việc phát hiện, khai báo, ngăn chặn và xử lý hành vi bạo lực gia đình.
– Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Chiếm đoạt, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của gia đình.
b) Cưỡng ép thành viên trong gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên trong gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
c) Có hành vi buộc thành viên trong gia đình ra khỏi chỗ ở trái pháp luật.
d) Cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.
đ) Dung túng, bao che, không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình.
– Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Trả thù, trù dập người phát hiện, báo tin, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình.
b) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc có hành vi khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên trong gia đình hoặc người có công nuôi dưỡng mình.
– Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Tổ chức việc cưới, việc tang, các ngày lễ, tết, sinh nhật, mừng thọ, kỷ niệm ngày cưới, mừng nhà mới, lên chức, chuyển công tác xa hoa, lãng phí hoặc trái quy định.
b) Vi phạm các quy định về cấm uống rượu, bia làm ảnh hưởng đến tư cách đảng viên.
c) Có hành vi quấy rối tình dục dưới mọi hình thức.
d) Quậy phá, gây go, đánh nhau hoặc có hành vi thiếu văn hóa làm mất an ninh, trật tự công cộng.
– Trường hợp vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ):
a) Tổ chức việc cưới, việc tang với quy mô lớn, kéo dài nhiều ngày; tổ chức giỗ, sinh nhật, mừng thọ, lên chức, mừng nhà mới với quy mô lớn gây phản cảm hoặc gây dư luận bức xúc trong nhân dân, bị xã hội lên án.
b) Thiếu trách nhiệm hoặc vì động cơ cá nhân mà dung túng hoặc kích động người khác vi phạm pháp luật.
– Trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc vi phạm một trong các trường hợp sau thì kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Là lãnh đạo, chỉ huy nhưng có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc dùng nhục hình đối với cán bộ, chiến sĩ, nhân viên dưới quyền.
b) Là cấp dưới nhưng có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự hoặc hành hung cán bộ lãnh đạo, quản lý, chỉ huy và đồng nghiệp.