Quy định nghỉ phép khi có người thân mất năm 2023 như thế nào? Người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày? Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Quy định nghỉ phép khi có người thân mất
Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động 2019 có quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
– Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
- Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
- Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
– Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
– Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Chế độ nghỉ khi có người thân mất
Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải có trách nhiệm thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp:
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết.
- Và người lao động sẽ được nghỉ 03 ngày để về chịu tang. Ngoài ra, khi khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết thì họ được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động.
Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ việc tối đa 03 ngày không hưởng lương khi người thân mất và bạn phải có nghĩa vụ thông báo với người sử dụng lao động. Và người lao động có thể thỏa thuận nghỉ thêm nhưng sẽ không được hưởng lương với người sử dụng lao động.
Trong trường hợp người thân của người lao động chết mà người lao động đã thông báo thì người sử dụng lao động phải tạo điều kiện cho người lao động nghỉ việc theo quy định.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ, nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo đúng quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng. Riêng trường hợp người lao động muốn nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận, người sử dụng lao động được quyền đồng ý hoặc từ chối đề nghị xin nghỉ của người lao động mà không bị coi là vi phạm pháp luật.
Có thể nhận thấy, những quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không lương từ năm 2021 có sự thay đổi theo hướng có lợi hơn dành cho người lao động.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty hợp danh, giải thể công ty, đăng ký bảo vệ thương hiệu, mẫu tạm ngừng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch, hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, đơn xác nhận tình trạng hôn nhân,…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp sau đây:
+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
+ Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ chết: nghỉ 03 ngày;
+ Cha nuôi, mẹ nuôi chết: nghỉ 03 ngày;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;
+ Cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;
+ Vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;
+ Con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày khi:
– Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết;
– Anh, chị, em ruột chết;
– Cha hoặc mẹ kết hôn;
– Anh, chị, em ruột kết hôn.