Nghỉ phép năm, phép tháng và chế độ trong những ngày nghỉ phép năm luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều người lao động. Vậy làm bao nhiêu ngày trong tháng thì được tính phép là câu hỏi mà nhiều người lao động quan tâm và bạn đọc gửi câu hỏi đến Luật sư X. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Mỗi năm, người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ phép?
Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, tùy vào điều kiện làm việc và đối tượng người lao động mà người lao động làm việc từ đủ 12 tháng trở lên thì mỗi năm được nghỉ hằng năm hưởng nguyên lương như sau:
– 12 ngày làm việc: Người làm công việc trong điều kiện bình thường;
– 14 ngày làm việc: Người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– 16 ngày làm việc: Người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Ngoài ra nếu làm việc đủ 05 năm cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động sẽ được tăng thêm tương ứng 01 ngày (theo Điều 114 Bộ luật Lao động năm 2019).
Riêng với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ phép năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Căn cứ Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thời gian làm việc tính hưởng phép năm bao gồm:
- Thời gian học nghề, tập nghề nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động;
- Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc;
- Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương;
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng/năm;
- Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 06 tháng;
- Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng/năm;
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản;
- – Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc;
- Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;
- Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 113 Bộ luật lao động 2019, trong trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Như vậy, khi người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì sẽ được người sử dụng lao động thanh toán tiền lươn cho những ngày chưa nghỉ.
Về căn cứ tiền lương để thanh toán chưa nghỉ hằng năm, khoản 3 Điều 67 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định như sau: Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.
Như vậy pháp luật lao động hiện nay không có quy định cụ thể về số ngày người lao động được nghỉ trong một tháng mà chỉ có quy định về cách tính thời gian nghỉ phép năm.
Trường hợp nào nghỉ việc vẫn được hưởng nguyên lương?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp sau đây:
– Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
– Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
– Cha đẻ, mẹ đẻ chết: nghỉ 03 ngày;
– Cha nuôi, mẹ nuôi chết: nghỉ 03 ngày;
– Cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;
– Cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;
– Vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;
– Con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Khi nghỉ việc riêng, người lao động phải thông báo cho người sử dụng lao động biết.
So với Bộ luật Lao động 2012 đang được áp dụng, Bộ luật Lao động năm 2019 đã bổ sung thêm những trường hợp nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương như sau: Con nuôi kết hôn; cha nuôi, mẹ nuôi chết; cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết; con nuôi chết.
Theo quy định hiện nay, con nuôi hợp pháp có quyền và nghĩa vụ tương đương với con đẻ. Do đó, việc bổ sung các trường hợp này là thực sự cần thiết.
Như vậy, theo Bộ luật Lao động mới, người lao động sẽ có thêm nhiều trường hợp được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương.
Trường hợp nào người lao động nghỉ không hưởng lương?
Trên cơ sở kế thừa tinh thần của Bộ luật lao động 2012, BLLĐ năm 2019 tiếp tục quy định người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày khi:
– Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết;
– Anh, chị, em ruột chết;
– Cha hoặc mẹ kết hôn;
– Anh, chị, em ruột kết hôn.
Khi nghỉ việc không lương trong các trường hợp trên, người lao động bắt buộc phải thông báo cho người sử dụng lao động biết về sự kiện này.
Ngoài ra, người lao động cũng có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương. Do đó, người lao động có thể xin nghỉ nhiều hơn số ngày mà luật quy định hoặc xin nghỉ vì những lý do riêng khác nếu người sử dụng lao động đồng ý.
Mặt khác, pháp luật cũng không quy định về tối đa số ngày nghỉ không hưởng lương nên người lao động có thể nghỉ không hưởng lương theo số ngày đã thỏa thuận mà không bị giới hạn, miễn sao được người sử dụng lao động chấp nhận.
Tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ phép năm như thế nào?
Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, tiền tàu xe, tiền lương trong thời gian đi đường, tiền lương ngày nghỉ hằng năm được quy định như sau:
– Tiền tàu xe, tiền lương những ngày đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm theo khoản 6 Điều 113 của Bộ luật Lao động do hai bên thỏa thuận.
– Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những nghỉ hằng năm là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ phép năm.
(Khoản 2 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm tại Điều 111; ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Điều 112;… là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề, chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc).
– Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 của Bộ luật Lao động là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.
(Tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm tại Điều 114 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
+ Đối với người lao động đã làm việc từ đủ 06 tháng trở lên là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm. Đối với người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm vì các lý do khác là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm;
+ Đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 06 tháng là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc).
Mời bạn xem thêm bài viết
- Án tích có tự xóa sau khi chấp hành xong hình phạt không?
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Giá đất tái định cư được tính như thế nào?
- Bài thu hoạch cảm tình đảng 2015
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Theo quy định lao động làm bao nhiêu ngày trong tháng thì được tính phép?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, cách tra cứu thông tin quy hoạch, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, tìm hiểu về trích lục hồ sơ nguồn gốc đất… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nghỉ phép năm hay ngày nghỉ hàng năm (cách gọi chính xác trong Luật lao động) là một trong những quyền lợi cơ bản và quan trọng mà người lao động (NLĐ) được hưởng trong 1 năm làm việc cho bất kỳ công ty, doanh nghiệp, tổ chức hay đơn vị nào (tức cho người sử dụng lao động (NSDLĐ)). Tùy thuộc vào môi trường làm việc, tính chất công việc và quy định tại mỗi nơi mà NLĐ sẽ được hưởng số ngày nghỉ phép năm tương ứng (có thể là 12, 14 hoặc 16 ngày trong vòng 1 năm). Trường hợp, NLĐ chưa đủ 1 năm làm việc thì vẫn được hưởng chế độ này với mỗi tháng làm việc kết thúc sẽ tương ứng với 1 ngày nghỉ phép cộng thêm.
Theo quy định tại khoản 2 điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định :”2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc“. Như vậy trong trường hợp làm chưa đủ 12 tháng cũng vẫn được nghỉ phép năm
1. Sĩ quan phải đăng ký thời điểm, thời gian và nơi nghỉ với cơ quan cán bộ (trợ lý chính trị đối với đơn vị không có cơ quan cán bộ) để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết và quản lý theo quy định.
2. Trong thời gian nghỉ phép sĩ quan có trách nhiệm đăng ký với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi nghỉ phép.