Xin chào Luật sư X. Trên một số loại giấy tờ về lý lịch cá nhân đề có ghì quê quán hoặc nơi đăng ký hộ khẩu thường trú. Vậy quê quán và nơi đăng ký hộ khẩu thường trú khác nhau như thế nào? Tôi rất mong luật sư tìm và giúp tôi tìm hiểu các nội dung xoay quanh vấn đề này. Mong nhận được phản hồi sớm nhất từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết Quê quán và nơi đăng ký hộ khẩu thường trú khác nhau như thế nào?. Mời bạn cùng đón đọc để có thể tìm được lời giải đáp cho thắc mắc của mình.
- Luật Hộ tịch năm 2014
- Thông tư số 52/2010/TT-BCA
Nội dung tư vấn
Quê quán là gì?
Quê quán là địa danh được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
Quê quán được xác định theo khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014, cụ thể như sau:
Quê quán của cá nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
Như vậy, theo quy định trên có thể tạm hiểu, quê quán thì ta xác định theo “nguồn gốc, xuất xứ” (thường căn cứ vào nơi sinh) của cha/mẹ.
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú là gì?
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hay nơi thường trú là nơi cư trú thường xuyên của cá nhân, đã làm thủ tục đăng ký thường trú tại cơ quan công an có thẩm quyền, được ghi nhận vào cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú.
Thẩm quyền đăng ký thường trú (Điều 9 Thông tư số 52/2010/TT-BCA).
- Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương và thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
- Công an xã, thị trấn có thẩm quyền đăng ký thường trú tại các xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh.
Hồ sơ đăng ký thường trú (khoản 1 Điều 6 Thông tư số 52/2010/TT-BCA):
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
- Bản khai nhân khẩu;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 107/2007/NĐ-CP, được sửa đổi tại Nghị định số 56/2010/NĐ-CP ngày 24/5/2010, trừ trường hợp được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình.
Đối với trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà ở do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở của mình phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên và ngày, tháng, năm (trường hợp trong văn bản cho thuê, mượn, ở nhờ đã nêu rõ nội dung đồng ý cho đăng ký thường trú vào nhà thuê, mượn, ở nhờ thì không cần ý kiến của chủ động vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu).
Đối với chỗ ở là nhà ở do thuê, mượn hoặc ở nhờ tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì diện tích cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ phải ghi rõ trong hợp đồng, bảo đảm diện tích tối thiểu là 5m2 sàn/01 người. Diện tích sàn được hiểu và thực hiện theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Đối với trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ông, bà ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú chuyển đến ở với nhau thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) về mối quan hệ nêu trên.
Công dân khi làm thủ tục đăng ký thường trú phải xuất trình bản chính giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp, nộp bản sao cho cơ quan đăng ký cư trú. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra, ghi vào bản sao đã đối chiếu với bản chính là đúng (ký, ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm kiểm tra).
Quê quán và nơi đăng ký hộ khẩu thường trú khác nhau như thế nào?
Quên quán và nơi đăng ký hộ khẩu thường trú có thể khác nhau. Ví dụ: Quê của A được xác định theo quê của cha và ghi nhận trên giấy khai sinh là Hải Hậu, Nam Định. Cha mẹ anh A sinh sống tại Hà Nội và thường trú tại đây. Sau khi làm thủ tục đăng ký khai sinh cho A, cha mẹ A đăng ký thường trú cho A theo hộ khẩu của cha mẹ tại phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. A có quê tại Hải Hậu, Nam Định nhưng đăng ký thường trú ở khu vực phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Quê quán và nơi đăng ký hộ khẩu thường trú khác nhau như sau:
Quê quán | Nơi đăng ký thường trú | |
Căn cứ xác định | – Được xác định theo quê của cha hoặc quê của mẹ theo thỏa thuận hoặc tập quán– Dựa vào giấy tờ gốc là giấy khai sinh, sổ hộ tịch địa phương, cơ sở dữ liệu hộ tịch | – Là nơi thường xuyên sinh sống– Dựa vào sổ hộ khẩu, cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú |
Ý nghĩa | Cho biết nguồn gốc của cá nhân | Cho biết nơi cá nhân cư trú thường xuyên, ổn định, theo đó xác định được cơ quan có thẩm quyền quản lý theo nơi cư trú khi thực hiện các thủ tục |
Khả năng thay đổi | Không thuộc phạm vi thay đổi hộ tịch, chỉ có thể cải chính nếu bị sai | Có thể thay đổi phụ thuộc vào việc di chuyển, thay đổi nơi thường xuyên sinh sống của cá nhân |
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Quê quán và nơi đăng ký hộ khẩu thường trú khác nhau như thế nào?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến tạm dừng công ty; trích lục bản án ly hôn; dịch vụ công chứng tại nhà; bảo hộ logo công ty; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nơi sinh là địa danh hành chính nơi cá nhân được sinh ra, nơi sinh khác với quê quán, nơi sinh và quê quán là những mục khác nhau được thể hiện trên tờ khai khi đăng ký khai sinh và giấy khai sinh.
Từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thường trú đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do đối với người đăng ký.
Thời hạn: 07 ngày làm việc.
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ khẩu thường trú, cơ quan đăng ký có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu có thiếu sót gì, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo lại cho người đăng ký thường trú bổ sung những giấy tờ còn thiếu. Sau đó, cơ quan đấy cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký.