Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết quản lý cơ sở vật chất trường mầm non như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Trường mầm non là trường học giảng dạy đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi; cho nên quy định về cơ sở vật chất có phần nghiêm ngặt hơn so các đối tượng là học sinh từ bậc tiểu học trở lên. Để đảm bảo cho cơ sở vật chất tốt nhất trong giảng dạy; không thể thiếu công tác quản lý chặt chẽ từ phía nhà trường. Vậy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì việc quản lý cơ sở vật chất trường mầm non như thế nào?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc quản lý cơ sở vật chất trường mầm non như thế nào? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT
Nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non
Theo quy định tại Điều 23 Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT thì nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non được quy định như sau:
– Xây dựng phương hướng, chiến lược phát triển nhà trường theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm phù hợp điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương, tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị cốt lõi của nhà trường.
– Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 06 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
– Chủ động đề xuất nhu cầu, tham gia tuyển dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường công lập; quản lý, sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
-Thực hiện các hoạt động về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định. Công bố công khai mục tiêu, chương trình, kế hoạch giáo dục, điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.
– Thực hiện dân chủ, trách nhiệm giải trình của nhà trường trong quản lý hoạt động giáo dục.
– Huy động trẻ em lứa tuổi mầm non đến trường; quản lý trẻ em; tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em khuyết tật; thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trong phạm vi được phân công; thực hiện hỗ trợ các cơ sở giáo dục mầm non khác trên địa bàn nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động giáo dục theo phân công của cấp có thẩm quyền.
– Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa.
– Tham mưu với chính quyền, phối hợp với gia đình hoặc người chăm sóc trẻ em và tổ chức, cá nhân để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
– Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em tham gia các hoạt động phù hợp trong cộng đồng.
– Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Quản lý cơ sở vật chất trường mầm non như thế nào?
Quản lý cơ sở vật chất trường mầm non như thế nào? Theo quy định tại Điều 23 Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT thì quản lý cơ sở vật chất trường mầm non được quy định như sau:
Điều 23. Cơ sở vật chất của trường mầm non
Hệ thống cơ sở vật chất của nhà trường ít nhất phải bảo đảm mức tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhà trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất nhằm duy trì nâng cao để đạt các mức tiêu chuẩn cơ sở vật chất cao hơn; quản lý và sử dụng cơ sở vật chất hiện có một cách hiệu quả, tránh lãng phí. Nhà trường định kỳ có kế hoạch cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất theo quy định. Không đưa vào sử dụng những cơ sở vật chất đã hết niên hạn sử dụng khi chưa cải tạo sửa chữa.
Tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu của trường mầm non theo quy định của BGĐT
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu được quy định như sau:
– Khối phòng hành chính quản trị:
- Phòng Hiệu trưởng: có phòng làm việc và đầy đủ máy móc, thiết bị văn phòng theo quy định hiện hành;
- Phòng Phó Hiệu trưởng: đầy đủ máy móc, thiết bị văn phòng theo quy định hiện hành;
- Văn phòng trường: bảo đảm có 01 phòng; có đầy đủ máy móc, thiết bị văn phòng theo quy định hiện hành;
- Phòng dành cho nhân viên: bảo đảm có 01 phòng; có tủ để đồ dùng cá nhân;
- Phòng bảo vệ: bảo đảm có 01 phòng; đặt ở gần lối ra vào của trường, có vị trí quan sát thuận lợi;
- Khu vệ sinh giáo viên, cán bộ, nhân viên: bố trí theo các khối phòng chức năng, phòng vệ sinh nam, nữ riêng biệt. Trường hợp khu vệ sinh riêng biệt cần đặt ở vị trí thuận tiện cho sử dụng, không làm ảnh hưởng môi trường;
- Khu để xe của giáo viên, cán bộ, nhân viên: có mái che và đủ chỗ cho giáo viên, cán bộ, nhân viên của trường.
– Khối phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em:
- Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
- Bảo đảm mỗi nhóm, lớp có một phòng, bao gồm các phân khu chức năng:
- Khu sinh hoạt chung để tổ chức các hoạt động học, chơi và ăn;
- Nơi ngủ (đối với nhóm, lớp mẫu giáo có thể sử dụng chung với khu sinh hoạt chung);
- Khu vệ sinh được xây dựng khép kín với phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, có vách ngăn cao 1,20 m giữa chỗ đi tiểu và bồn cầu, bố trí từ 02 đến 03 tiểu treo dùng cho trẻ em trai (hoặc máng tiểu có chiều dài tối thiểu 2,0m) và từ 02 đến 03 xí bệt dùng cho trẻ em gái, khu vực rửa tay của trẻ em được bố trí riêng với tiêu chuẩn 08 trẻ em/chậu rửa, các thiết bị vệ sinh được lắp đặt phù hợp với độ tuổi; đối với trẻ em mẫu giáo cần bố trí nhà vệ sinh riêng cho trẻ em trai, trẻ em gái; trường hợp khu vệ sinh được xây dựng riêng biệt phải liên hệ với phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em bằng hành lang giao thông, thuận tiện cho sử dụng và dễ quan sát;
- Hiên chơi, đón trẻ em: thuận tiện cho việc đưa, đón và sinh hoạt của trẻ em khi trời mưa, nắng; xung quanh hiên chơi cần có lan can với chiều cao không nhỏ hơn 1,0m;
- Phòng giáo dục thể chất, nghệ thuật: liên hệ với phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em bằng hành lang giao thông. Đối với trường có quy mô đến 14 nhóm, lớp, bảo đảm tối thiểu có 01 phòng sử dụng chung cho giáo dục thể chất và nghệ thuật (phòng đa năng); đối với trường có quy mô lớn hơn 14 nhóm, lớp có tối thiểu 01 phòng giáo dục nghệ thuật và 01 phòng giáo dục thể chất. Điểm trường có quy mô từ 05 nhóm, lớp trở lên, bố trí tối thiểu 01 phòng đa năng;
- Sân chơi riêng: lắp đặt các thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo quy định.
– Khối phòng tổ chức ăn (áp dụng cho các trường có tổ chức nấu ăn):
- Nhà bếp: độc lập với các khối phòng chức năng khác; gồm có khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn; được thiết kế và tổ chức theo dây chuyền hoạt động một chiều;
- Kho bếp: phân chia riêng biệt kho lương thực và kho thực phẩm; có lối nhập, xuất hàng thuận tiện, độc lập và phân chia khu vực cho từng loại thực phẩm; có thiết bị bảo quản thực phẩm.
– Khối phụ trợ
- Phòng họp: bảo đảm có 01 phòng; sử dụng làm nơi sinh hoạt chung và làm việc chuyên môn của giáo viên ngoài giờ lên lớp, trang bị đầy đủ các thiết bị theo quy định hiện hành;
- Phòng Y tế: bảo đảm có 01 phòng; vị trí thuận tiện cho công tác sơ cứu, cấp cứu; có tủ thuốc với các loại thuốc thiết yếu, dụng cụ sơ cứu, giường bệnh;
- Nhà kho: bảo đảm có 01 phòng; để dụng cụ chung và học phẩm của trường;
- Sân vườn: gồm sân chơi chung và vườn cây, bãi cỏ; được sử dụng để tổ chức các khu trò chơi vận động và sân khấu ngoài trời. Sân bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô, có cây xanh tạo bóng mát sân trường;
- Cổng, hàng rào: khuôn viên của trường, điểm trường phải ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào bảo vệ (tường xây hoặc hàng rào cây xanh), bảo đảm vững chắc, an toàn; cổng trường, điểm trường phải kiên cố, vững chắc để gắn cổng và biển tên trường.
– Hạ tầng kỹ thuật:
- Hệ thống cấp nước sạch: đáp ứng nhu cầu sử dụng, bảo đảm các quy định và tiêu chuẩn chất lượng nước theo quy định hiện hành; hệ thống thoát nước, cống thu gom kết hợp rãnh có nắp đậy và hệ thống xử lý nước thải bảo đảm chất lượng nước thải theo quy định trước khi thải ra môi trường;
- Hệ thống cấp điện: bảo đảm đủ công suất và an toàn phục vụ hoạt động của trường;
- Hệ thống phòng cháy, chữa cháy: bảo đảm theo các quy định hiện hành;
- Hạ tầng công nghệ thông tin, liên lạc: điện thoại, kết nối mạng internet phục vụ các hoạt động của trường;
- Khu thu gom rác thải: bố trí độc lập, cách xa các khối phòng chức năng, ở cuối hướng gió; có lối ra vào riêng, thuận lợi cho việc thu gom, vận chuyển rác; có hệ thống thoát nước riêng, không ảnh hưởng đến môi trường.
– Các hạng mục công trình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Tỷ lệ công trình kiên cố không dưới 40%.
– Thiết bị dạy học được trang bị bảo đảm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 được quy định như sau:
Các trường mầm non đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 1 bảo đảm các quy định tại Điều 6 của Quy định này và các quy định sau:
– Khối phòng hành chính quản trị
- Có phòng làm việc riêng cho Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng;
- Có phòng làm việc riêng cho công tác hành chính quản trị: bảo đảm có 01 phòng; có đầy đủ máy móc, thiết bị văn phòng theo quy định hiện hành.
– Khối phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em
- Phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật: đối với trường có quy mô đến 14 nhóm, lớp, có tối thiểu 01 phòng giáo dục nghệ thuật và 01 phòng giáo dục thể chất; đối với trường có quy mô lớn hơn 14 nhóm, lớp có tối thiểu 01 phòng giáo dục nghệ thuật, 01 phòng giáo dục thể chất và 01 phòng đa năng;
- Sân chơi riêng: được bố trí theo từng nhóm, lớp.
– Khối phụ trợ: Có sân vườn dành riêng cho trẻ em khám phá, trải nghiệm.
– Các hạng mục công trình theo quy định được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Tỷ lệ công trình kiên cố không dưới 70%.
– Mỗi điểm trường (nếu có) không ít hơn 02 nhóm, lớp.
– Mật độ sử dụng đất:
- Diện tích xây dựng công trình: không quá 40%;
- Diện tích sân vườn (cây xanh, sân chơi): không dưới 40%;
- Diện tích giao thông nội bộ: không dưới 20%.
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2 được quy định như sau:
Các trường mầm non đạt tiêu chuẩn cơ sở vật chất mức độ 2 bảo đảm quy định tại Điều 7 của Quy định này và các quy định sau:
– Khối phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em
- Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em được bổ sung các phân khu chức năng:
- Có hiên chơi phía trước và sau;
- Kho nhóm, lớp để chứa đồ dùng, đồ chơi phục vụ sinh hoạt và học tập;
- Phòng giáo viên bố trí liền kề với khu sinh hoạt chung và ngủ của trẻ em;
- Phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật: Đối với trường có quy mô đến 14 nhóm, lớp, có tối thiểu 01 phòng giáo dục nghệ thuật, 01 phòng giáo dục thể chất và 01 phòng đa năng; đối với trường có quy mô lớn hơn 14 nhóm, lớp có tối thiểu 02 phòng giáo dục nghệ thuật, 02 phòng giáo dục thể chất và bảo đảm bố trí riêng cho từng nhóm độ tuổi;
- Phòng tin học: có tối thiểu 01 phòng với thiết bị công nghệ thông tin phù hợp, phục vụ các hoạt động vui chơi, khám phá và làm quen với công nghệ thông tin, ngoại ngữ của trẻ em.
– Tất cả các hạng mục công trình được xây dựng kiên cố và cấp công trình xây dựng từ cấp IV trở lên.
Như vậy thông qua quy định trên ta đã trả lơi được câu hỏi quản lý cơ sở vật chất trường mầm non như thế nào.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Quản lý cơ sở vật chất trường mầm non như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; công ty tạm ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Trường học được trang bị đủ thiết bị giáo dục; tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định.
– Giáo viên có trách nhiệm sử dụng thiết bị giáo dục của nhà trường vào các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Căn cứ pháp lý: Theo quy định tại Điều 24 Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT
– Quản lý tài sản của nhà trường tuân theo các quy định của pháp luật. Mọi thành viên nhà trường có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản chung.
– Việc quản lý thu, chi từ các nguồn tài chính của nhà trường thực hiện theo quy định.
Căn cứ pháp lý: Theo quy định tại Điều 24 Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT
– Trường mầm non có quy mô tối thiểu 09 nhóm, lớp và tối đa 20 nhóm, lớp. Đối với trường tại các xã thuộc vùng khó khăn có quy mô tối thiểu 05 nhóm, lớp;
– Căn cứ điều kiện các địa phương, có thể bố trí các điểm trường ở những địa bàn khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đến trường. Bố trí không quá 05 điểm trường; đối với trường tại các xã thuộc vùng khó khăn, tùy theo điều kiện thực tế có thể bố trí không quá 08 điểm trường.
Căn cứ pháp lý: Điều 6 Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT.