Hiện tượng phơi rơm, rạ, thóc, máy tuốt lúa trên đường đã không còn quá xa lạ với chúng ta. Thế nhưng với những quy định mới theo Nghị định 100; đã quy định mức xử phạt hành chính nếu gây cản trở giao thông. Vậy, Phơi lúa, rơm rạ trên đường bị xử phạt tiền như thế nào theo quy định? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp luật
Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt
Nội dung tư vấn
Phơi lúa, rơm rạ trên đường có thể bị xử phạt
Tại khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ; quy định Các hoạt động khác trên đường bộ quy định như sau:
“2. Không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Họp chợ, mua, bán hàng hóa trên đường bộ;
b) Tụ tập đông người trái phép trên đường bộ;
c) Thả rông súc vật trên đường bộ;
d) Phơi thóc, lúa, rơm rạ, nông sản hoặc để vật khác trên đường bộ;
đ) Đặt biển quảng cáo trên đất của đường bộ;
e) Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo hoặc thiết bị khác làm giảm sự chú ý, gây nhầm lẫn nội dung biển báo hiệu hoặc gây cản trở người tham gia giao thông;
g) Che khuất biển báo hiệu, đèn tín hiệu giao thông;
h) Sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy;
i) Hành vi khác gây cản trở giao thông.”
Như vậy, hành vi phơi lúa, rơm ra, hải sản, nông sản, … là hành vi vi phạm pháp luật. Đối với những hành vi này, sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Phơi lúa, rơm rạ trên đường bị xử phạt tiền như thế nào theo quy định?
Tại Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:
“Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;
b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.”
Như vậy hành vi trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Áp dụng Điều 23 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định “Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống; nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt”. Xác định mức trung bình khung tiền phạt đối với hành vi trên là 150.000 đồng.
Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm a khoản 10 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: “buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản, thiết bị trên đường bộ”.
Chậm nộp phạt khi vi phạm phơi lúa, rơm rạ trên đường?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
“Điều 78. Thủ tục nộp tiền phạt
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt, trừ trường hợp đã nộp tiền phạt quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Nếu quá thời hạn nêu trên, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân; tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.”
Như vậy, có thể thấy trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt mà bạn không đi nộp phạt thì sẽ coi là nộp phạt giao thông chậm. Khi đó, bạn sẽ bị tính tiền lãi và khi nộp phạt; thì tiền lãi sẽ được cộng vào để tính ra mức phạt bạn phải đóng. Số tiền nộp phạt = tổng số tiền phạt chưa nộp + (tổng số tiền phạt chưa nộp x 0,05% x số ngày chậm).
Chiếm hè phố, lòng lề đường thì sẽ bị xử lý thế nào?
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ năm 2008; quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó; cấm sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.
Tại Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 3/9/2013 sửa đổi; bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ; quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng. Theo đó, tổ chức, cá nhân có thể được tạm thời sử dụng hè phố; để tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ; và phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét; và hè phố đó có kết cấu chịu lực phù hợp; với trường hợp được phép sử dụng tạm thời nhưng phải thông báo với Ủy ban nhân phường; xã sở tại trước khi sử dụng tạm thời một phần hè phố.
Hành vi sử dụng vỉa hè không đúng quy định trên là hành vi vi phạm pháp luật. Còn đối với sử dụng tạm thời một phần lòng đường để phục vụ gia đình tổ chức đám cưới và trông giữ xe thì theo quy định tại không được phép, hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Phơi lúa, rơm rạ trên đường bị xử phạt tiền như thế nào theo quy định?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Đỗ xe trên cầu bị xử phạt bao nhiêu tiền theo quy định pháp luật?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Không biết đang vận chuyển ma túy có bị phạt tù không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điểm a Khoản 7 và Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP; Điều khiển xe ô tô không giữ khoảng cách gây tai nạn sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng . Ngoài ra bạn còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe (điểm c khoản 5 Điều 30).