phiếu giao nhận hồ sơ 620 chốt sổ bhxh là mẫu giấy cụ thể; và được sử dụng trong việc giao nhận các loại hồ sơ; cụ thể như các loại hồ sơ để xác nhận về quá trình đóng bảo hiểm xã hội; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; bảo hiểm thất nghiệp đối với trường hợp chưa được trả sổ; rà soát hoặc xác nhận lại quá trình đóng bảo hiểm cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Để giải đáp những thắc mắc như: mẫu 620 chốt sổ bhxh được định nghĩa là gì? hồ sơ để chốt sổ bảo hiểm xã hội bao gồm những giấy tờ gì?, xin phiếu giao nhận hồ sơ 620 ở đâu?, mẫu phiếu giao nhận hồ sơ 620 mới nhất như thế nào?, cách điền Mẫu 620 chốt sổ bhxh ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi!
Căn cứ pháp lý
Phiếu giao nhận hồ sơ 620 chốt sổ bhxh
Mẫu 620 chốt sổ bhxh là loại mẫu được sử dụng phổ biến trong việc thực hiện; các thủ tục liên quan đến bảo hiểm xã hội, cụ thể là một trong những giấy tờ quan trọng; đối với việc chốt sổ cho người lao động. Việc chốt sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện khi người lao động nghỉ việc; bao gồm cả nghỉ đúng quy định pháp luật; và cả nghỉ trái quy định pháp luật theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019.
Hoặc trong trường hợp xác nhận và in tờ rời của sổ bảo hiểm xã hội; để bổ sung với đơn vị đã thực hiện đầy đủ nộp số tiền nợ xong. Mẫu 620 chốt sổ bảo hiểm xã hội là mẫu giấy quan trọng; thuộc trong quy trình thực hiện thủ tục chốt sổ.
Chốt sổ bảo hiểm xã hội là việc phối hợp giữa người; tổ chức sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội; xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động; nghỉ việc hoặc xin thôi việc theo quy định của Pháp Luật.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội; từ đây có thể xác định được trách nhiệm chốt sổ bảo hiểm xã hội; thuộc về người sử dụng lao động.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 6 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội thì hằng năm; cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ; thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động, người sử dụng lao động; hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
Do đó, việc chốt sổ bảo hiểm xã hội được thực hiện khi có sự thay đổi về nhân sự; hoặc doanh nghiệp có sự thay đổi về cơ quan đóng bảo hiểm. Người sử dụng lao động có trách nhiệm phải thực hiện thủ tục chốt sổ bảo hiểm; cơ quan bảo hiểm xã hội phải tiến hành cùng doanh nghiệp; xác nhận quá trình đóng cho người lao động khi có yêu cầu.
Phiếu giao nhận hồ sơ 620 là biểu mẫu được sử dụng nhiều nhất; để chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Mẫu này xác nhận quá trình đóng BHXH, BHTN; BHTNLĐ-BNN cho người tham gia đối với sổ BHXH chưa được cơ quan BHXH rà soát, trả sổ; Xác nhận và in tờ rời sổ BHXH bổ sung đối với đơn vị đã nộp đủ số tiền nợ; Xác nhận quá trình đóng cho người tham gia BHXH tự nguyện.
Khi thực hiện các thủ tục liên quan đến chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; thì việc cần thực hiện đầu tiên đó là phía người sử dụng lao động; báo giảm lao động rồi tiếp theo sau đó mới chốt sổ. Về hồ sơ để tiến hành báo giảm lao động; và chốt sổ bảo hiểm xã hội bao gồm như sau: (căn cứ tại điều 23 quyết định 595/QĐ-BHXH)
Đối với hồ sơ để thực hiện báo giảm lao động:
- Tờ khai theo mẫu TK1-TS là mẫu tờ khai để điều chỉnh; thông tin bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế
- Tờ khai theo mẫu TK3-TS là mẫu tờ khai đơn vị điều chỉnh; về thông tin của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
- Mẫu tờ khai D02-TS, Là danh sách của các lao động tham gia bảo hiểm y tế; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp, tai nạn lao động
- Thẻ bảo hiểm của những người mà còn giá trị sử dụng
- Bảng kê mẫu D01-TS – bảng kê về thông tin
Hồ sơ thực hiện việc chốt sổ bảo hiểm xã hội:
- Tờ khai theo mẫu TK3-TS là mẫu tờ khai về đơn vị tham gia; điều chỉnh thông tin của bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội
- Bảng kê theo mẫu D01-TS
- Sổ bảo hiểm xã hội
- Công văn theo mẫu D01-TS
- Danh sách lao động theo mẫu D02-TS
Trên đây, là những hồ sơ cần thiết để thực hiện việc chốt sổ cho người lao động; như vậy trước khi thực hiện việc chốt sổ cần phải báo giảm lao động.
Nội dung về thủ tục quy trình chốt sổ bảo hiểm xã hội:
- Bước 1: Người sử dụng lao động nộp tất cả các giấy tờ; cần thiết tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện; (hoặc tỉnh nếu đơn vị thuộc quản lý của bảo hiểm xã hội tỉnh) nơi mà đơn vị; công ty có trụ sở trực tiếp
- Bước 2: Cơ quan bảo hiểm xã hội có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ; hoặc dữ liệu từ hệ thống điện tử và kiểm tra thông tin của hồ sơ. Hồ sơ hợp lệ thì cơ quan này sẽ giải quyết việc báo giảm lao động; sau đó xác nhận sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
- Bước 3: Khi cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết xong hồ sơ sẽ tiến hành gửi kết quả; đối với mỗi tháng để kiểm tra và đối chiếu thông tin của người lao động.
Nếu hồ sơ không có gì sai sót, khách hàng sẽ nhận được mã số bảo hiểm xã hội; và gửi lại sổ bảo hiểm xã hội về cho người lao động
Lưu ý:
- Việc giải quyết hồ sơ đối với trường hợp báo giảm lao động sẽ là 5 ngày làm việc
- Đối với thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội thì thời gian giải quyết là 7 ngày làm việc
- Việc báo giảm và chốt sổ là nghĩa vụ của người sử dụng lao động; cần phải thực hiện đúng theo quy định dù người lao động nghỉ việc đúng quy định pháp luật; hay nghỉ ngang mà không báo trước với công ty; trái quy định pháp luật thì trong trong trường hợp nào.
Trong trường hợp đó, người lao động sẽ liên hệ với phía người sử dụng lao động; để nhận lại sổ bảo hiểm sau khi đã hoàn tất các thủ tục xong. Nếu công ty không trả sổ, người lao động có thể; gửi đơn đến ban lãnh đạo của công ty đó. Nếu vẫn không tiếp tục giải quyết thì quý vị có thể gửi đơn lên trực tiếp đến cơ quan; Phòng Lao động thương binh và xã hội để giải quyết.
Ngoài hình thức nộp trực tiếp như trên; thì người sử dụng lao động có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện; hoặc qua cổng thông tin của dịch vụ điện tử về bảo hiểm xã hội.
Mẫu phiếu giao nhận hồ sơ chốt sổ bhxh
Nội dung mẫu Phiếu giao nhận hồ sơ 620 chốt sổ BHXH. Loại hồ sơ: Xác nhận quá trình đóng BHXH; BHTN, BHTNLĐ-BNN cho người tham gia đối với đơn vị đã nộp đủ số tiền nợ; Xác nhận quá trình đóng cho người lao động đi làm theo hợp đồng có thời hạn; ở nước ngoài tự đăng ký đóng BHXH bắt buộc.
Phần đầu là tên số hồ sơ chiếm 1/3 trang của trang giấy bên trái. 2/3 trang còn lại sẽ ghi phần nội dung của quốc hiệu và tiêu ngữ.
Phần điền về thông tin của cá nhân hoặc đơn vị: ghi rõ họ và tên cá nhân; hoặc tên của đơn vị đó, nêu mã đơn vị cụ thể
- Số điện thoại liên hệ hiện tại, email (nếu có)
- Địa chỉ để nhận kết quả của hồ sơ thông qua đường bưu điện; (nếu khách hàng muốn nhận kết quả qua bưu điện); Ghi rõ địa chỉ cụ thể bao gồm: số nhà, ngõ; ngách, đường, phố, phường, quận, thành phố hoặc xóm, xã, huyện, tỉnh của nơi nhận kết quả.
- Trong bảng về loại giấy tờ và biểu mẫu:
- Ghi rõ về số lượng và mẫu của sổ cũ người lao động;
- Ghi rõ số lượng các tờ ròi cụ thể của sổ bảo hiểm; tùy thuộc vào số lần chốt sổ của người lao động mà có số lượng tờ rời khác nhau;
Mẫu DS-XNBS gồm bao nhiêu tờ?, mẫu TK1-TS bao nhiêu bản (mỗi một người sẽ có 1 bản này)
- Địa điểm, ngày tháng năm lập phiếu giao nhận hồ sơ
- Ký và ghi rõ họ tên của người thực hiện hồ sơ
- Ký và ghi rõ họ tên của cán bộ trực tiếp tiếp nhận hồ sơ.
Mời các bạn tham khảo mẫu phiếu giao nhận hồ sơ chốt sổ bhxh dưới đây của chúng tôi:
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Phiếu giao nhận hồ sơ 620 chốt sổ bhxh”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và trả lại phiếu giao nhận hồ sơ 620 cho người sử dụng lao động. Cơ quan có thẩm quyền chính là cơ quan bảo hiểm xã hội quận/huyện nơi mà công ty đặt trụ sở.
Phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 620 (số lượng 1 bản); – Tờ bìa sổ bảo hiểm xã hội (BHXH); – Các tờ rời của sổ (nếu có, trường hợp người lao động đã tham gia BHXH nhiều lần); Khi hoàn thành hồ sơ, doanh nghiệp đem nộp qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan BHXH mà công ty đặt trụ sở chính.