Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Bên cạnh việc nộp thuế bảo vệ môi trường thì ngoài ra các cá nhân, tổ chức có thể phải nộp phí bảo bảo vệ môi trường. Vậy, thế nào là phí bảo vệ môi trường? Phí bảo vệ môi trường có chịu thuế GTGT không? Luật sư X sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013 và năm 2016;
- Luật thuế bảo vệ môi trường năm 2010.
Phí bảo vệ môi trường là gì?
Hiện nay các văn bản luật hay văn bản dưới luật vẫn chưa có một quy định chi tiết nào để định nghĩa phí bảo vệ môi trường là gì. Tuy nhiên theo cách hiểu thông thường chúng ta sẽ hiểu phí bảo vệ môi trường chính là một khoản tiền mà cá nhân, tổ chức xả thải ra môi trường hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường phải nộp nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp dịch vụ cho hoạt động bảo vệ, xây dựng, bảo dưỡng môi trường. Đồng thời tổ chức quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế.
Đây được xem là một khoản thu bắt buộc đối với các cá nhân, pháp nhân được hưởng một lợi ích hoặc sử dụng một dịch vụ môi trường nào đó.
Phí bảo vệ môi trường có chịu thuế GTGT không?
Theo quy định của pháp luật, phí bảo vệ môi trường phải chịu thuế giá trị gia tăng
Các loại phí môi trường hiện nay
Hiện nay ở nước ta đang áp dụng một số loại phí bảo vệ môi trường nhằm ngăn ngừa xả thải ra môi trường các chất ô nhiễm có thể xử lý được. Vì vậy, việc quy định phí môi trường cần phải là làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm và là tăng nguồn thu nhập để chi trả cho những hoạt động cải thiện môi trường. Các loại phí bảo vệ môi trường hiện nay bao gồm:
- Phí vệ sinh môi trường: Là khoản phí trả cho việc thu gom, xử lý rác thải đô thị. Đây là công cụ kinh tế được sử dụng khá sớm. Về cơ bản loại phí này được sử dụng ở khu vực đô thị, mức phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định, do vậy, mức phí thu có thể khác nhau phụ thuộc vào từng địa phương.
- Phí BVMT đối với nước thải: Hiện đang được triển khai thực hiện trong cả nước trên cơ sở các Nghị định 67/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/6/2003 và 04/2003/NĐ-CP ngày 8/1/2007 nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải, sử dụng tiết kiệm nước sạch và tạo nguồn kinh phí thực hiện việc bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường.
- Phí BVMT đối với chất thải rắn: Hiện đang được triển khai thực hiện trên cơ sở Nghị định 174/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/11/2007 nhằm hạn chế phát sinh chất thải rắn và tạo nguồn kinh phí bù đắp một phần chi phí xử lý chất thải rắn.
- Phí BVMT đối với khai thác khoáng sản: Hiện đang được triển khai thực hiện trong cả nước trên cơ sở Nghị định 63/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 13/5/2008. Nghị định quy định khoản phí được thu trên mỗi đơn vị khoáng sản được khai thác. Phí áp dụng cho các loại khoáng sản: đá, fenspat, sỏi, cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên, sa khoáng ti tan (ilmenit), các loại khoáng sản kim loại, quặng apatit.
Giá tính thuế thu phí bảo vệ môi trường
Điểm a, b Khoản 1 Điều 7 Luật Thuế giá trị gia tăng quy định về giá tính thuế như sau:
- Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng;
- Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và cộng với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
Mức thuế suất thu phí bảo vệ môi trường
Căn cứ vào quy định tại Khoản 2 và 3 Điều 8 Luật giá trị gia tăng thì hàng hóa đó có thể sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất là 5% hoặc 10% tùy thuộc cụ thể vào việc hàng hóa đó là hàng hóa gì. Theo đó:
Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ sau đây:
- Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt;
- Phân bón; quặng để sản xuất phân bón; thuốc phòng trừ sâu bệnh và chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, cây trồng;
- Thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn cho vật nuôi khác;
- Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp;
- Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản chưa qua chế biến, trừ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu;
- Mủ cao su sơ chế; nhựa thông sơ chế; lưới, dây giềng và sợi để đan lưới đánh cá;
- Thực phẩm tươi sống; lâm sản chưa qua chế biến, trừ gỗ, măng và sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu;
- Đường; phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm gỉ đường, bã mía, bã bùn;
- Sản phẩm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, rơm, vỏ dừa, sọ dừa, bèo tây và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu tận dụng từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo;
- Máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm máy cày, máy bừa, máy cấy, máy gieo hạt, máy tuốt lúa, máy gặt, máy gặt đập liên hợp, máy thu hoạch sản phẩm nông nghiệp, máy hoặc bình bơm thuốc trừ sâu;
- Thiết bị, dụng cụ y tế; bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;
- Giáo cụ dùng để giảng dạy và học tập, bao gồm các loại mô hình, hình vẽ, bảng, phấn, thước kẻ, com-pa và các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí nghiệm khoa học;
- Hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;
- Đồ chơi cho trẻ em; sách các loại, trừ sách xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn bản pháp luật, sách khoa học – kỹ thuật, sách in bằng chữ dân tộc thiểu số và tranh, ảnh, áp phích tuyên truyền cổ động, kể cả dưới dạng băng hoặc đĩa ghi tiếng, ghi hình, dữ liệu điện tử; tiền, in tiền;
- Dịch vụ khoa học, công nghệ theo quy định của Luật khoa học và công nghệ.
Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không thuộc quy định nêu trên.
Mức xử phạt khi vi phạm quy định về đăng ký, kê khai, kê khai việc thu, nộp phí và lệ phí
Thứ nhất, đối với đăng ký, kê khai chậm thời hạn quy định của pháp luật phí, lệ phí sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
+ Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm lần đầu;
+ Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ lần thứ hai trở đi.
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi khai không đúng, khai không đủ các khoản mục quy định trong các tờ khai thu, nộp phí, lệ phí hay trong tài liệu kế toán để cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký, kê khai việc thu, nộp phí, lệ phí với cơ quan quản lý nhà nước theo quy định.
Thứ hai, đối với hành vi vi phạm quy định về thu, nộp phí, lệ phí
- Hành vi chậm nộp phí, lệ phí theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền:
+ Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi phạm lần đầu;
+ Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm từ lần thứ hai trở đi.
- Hành vi không nộp phí, lệ phí theo đúng quy định của pháp luật phí, lệ phí:
+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí, lệ phí có giá trị dưới 10.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ trên 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí, lệ phí có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí, lệ phí có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí, lệ phí có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí, lệ phí có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không nộp phí, lệ phí có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên.
Lưu ý: Ngoài việc bị xử phạt hành chính trên, nhiều trường hợp còn dựa vào tính chất, mức độ vi phạm cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
– Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề, hoạt động theo quy định của pháp luật;
– Tịch thu tang vật, phương tiện đã được sử dụng để vi phạm hành chính.
- Ngoài ra khi cá nhân, tổ chức khi vi phạm còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau:
- Buộc phải bồi hoàn số tiền thất thoát do vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí gây ra;
- Phải chịu mọi chi phí để thực hiện việc hoàn trả tiền chênh lệch do thực hiện sai pháp luật về phí, lệ phí cho đối tượng nộp phí, lệ phí;
- Truy thu các khoản phí, lệ phí trốn nộp;
- Tịch thu toàn bộ số tiền chênh lệch phí, lệ phí có được do vi phạm hành chính.
Các hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định trên đây chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Trong trường hợp vi phạm hành chính đã hết thời hiệu xử phạt hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt thì không xử phạt, nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Nghị định 53/2020/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
- Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ là gì?
- Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Phí bảo vệ môi trường có chịu thuế GTGT không?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu quy hoạch xây dựng ; giải thể công ty; tạm ngừng kinh doanh; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Đăng ký hộ kinh doanh; Bảo hộ quyền tác giả;… của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Mức phí bảo vệ môi trường được quy định trên cơ sở sau:
– Khối lượng chất thải ra môi trường, quy mô ảnh hưởng tác động xấu đối với môi trường;
– Mức độ độc hại của chất thải, mức độ gây hại đối với môi trường;
– Sức chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.
Nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường được sử dụng cho hoạt động bảo vệ môi trường.
Người nộp phí bảo vệ môi trường nộp tại một trong các điểm sau:
– Tại Kho bạc Nhà nước;
– Tại cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai phí;
– Thông qua tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế uỷ nhiệm thu phí;
– Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Kho bạc Nhà nước, cơ quan thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện, cán bộ thu tiền phí, bảo đảm cho người nộp phí nộp tiền phí vào Ngân sách Nhà nước thuận lợi và kịp thời.