Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết phạm nhân có thể chấp hành án ở đâu? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Phạm nhân sau khi nhận được bản án về tội danh của mình phải chấp hành hình phạt mà Toà án đã tuyên. Vậy theo quy định của Luật Thi hành án Việt Nam hiện hành thì phạm nhân có thể chấp hành án ở đâu? phạm nhân có được chấp hành án tại gia đình của mình hay không? Đây là câu hỏi mà nhiều người dân thắc mắc và gửi về cho phía Luatsux giải đáp.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc phạm nhân có thể chấp hành án ở đâu? LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung 2017
Phạm nhân là gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành án Hình sự 2019 thì định nghĩa về phạm nhân được quy định như sau:
2. Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.
Như vậy thông qua quy định này ta biết được phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân (gọi chung là hình phạt tù). Từ đó ta suy ra những người bị Toà án phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tử hình, cảnh cáo, trục xuất sẽ không được gọi là phạm nhân.
Phạm nhân có thể chấp hành án ở đâu?
Phạm nhân có thể chấp hành án ở đâu? Theo quy định thì phạm nhân sẽ phải chấp hành án tại cơ sở giam giữ. Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Thi hành án Hình sự 2019 thì định nghĩa về cơ sở giam giữ như sau:
3. Cơ sở giam giữ phạm nhân là nơi tổ chức quản lý, giam giữ và giáo dục cải tạo phạm nhân, bao gồm trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ.
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Thi hành án Hình sự 2019 quy định về tiếp nhận người chấp hành hình phạt tù như sau:
1. Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện được chỉ định thi hành án phải tiếp nhận người chấp hành án phạt tù khi có đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này.
Như vậy thông qua quy định này ta đã trả lời được cho câu hỏi phạm nhân có thể chấp hành án ở đâu. Phạm nhân có thể chấp hành án ở những địa điểm sau:
- Trại giam: Gồm trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu.
- Trại tạm giam: Gồm trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu.
- Nhà tạm giữ: Nhà tạm giữ của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Chế độ ăn đối với phạm nhân tại Việt Nam
– Phạm nhân được Nhà nước đảm bảo, tiêu chuẩn định lượng mỗi tháng gồm:
- 17 kg gạo tẻ;
- 15 kg rau xanh;
- 01 kg thịt lợn;
- 01 kg cá;
- 0,5 kg đường;
- 0,75 lít nước mắm;
- 0,2 lít dầu ăn;
- 0,1 kg bột ngọt;
- 0,5 kg muối;
- Gia vị khác: tương đương 0,5 kg gạo tẻ;
- Chất đốt: tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.
Lưu ý:
- Lương thực, thực phẩm, chất đốt bảo đảm chất lượng và có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương.
- Chế độ ăn trong các ngày lễ, Tết của phạm nhân được thực hiện theo quy định của pháp luật và khoản 1 Điều 48 Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
- Phạm nhân lao động thuộc danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật thì định lượng ăn được tăng thêm nhưng tổng mức ăn không quá 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
- Căn cứ yêu cầu bảo đảm sức khỏe của phạm nhân trong quá trình giam giữ, lao động, học tập tại nơi chấp hành án Thủ trưởng cơ sở giam giữ phạm nhân có thể quyết định hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với thực tế để phạm nhân có thể ăn hết tiêu chuẩn.
– Ngoài tiêu chuẩn ăn quy định tại khoản 1 Điều này, phạm nhân được sử dụng quà, tiền của mình để ăn thêm nhưng không quá 03 lần định lượng ăn trong 01 tháng cho mỗi phạm nhân và phải thông qua hệ thống lưu ký và căn-tin phục vụ sinh hoạt cho phạm nhân của cơ sở giam giữ.
– Phạm nhân được bảo đảm ăn, uống vệ sinh, an toàn thực phẩm.
– Mỗi phân trại của cơ sở giam giữ phạm nhân được tổ chức ít nhất một bếp ăn tập thể. Định mức dụng cụ cấp dưỡng của một bếp tập thể dùng cho 100 phạm nhân gồm: 01 tủ đựng thức ăn có lưới hoặc kính che kín, 03 chảo to, 01 chảo nhỏ, 01 nồi to dùng trong 03 năm; các loại dao, thớt, chậu rửa bát, rổ, rá, bát, đũa dùng trong 01 năm và các dụng cụ, trang thiết bị cấp dưỡng cần thiết khác phục vụ việc nấu ăn và chia khẩu phần ăn cho phạm nhân.
- Dụng cụ cấp dưỡng dùng cho 01 mâm ăn của 06 phạm nhân bao gồm 01 lồng bàn, 01 xoong đựng cơm, 01 xoong đựng canh dùng trong 02 năm; 02 đĩa thức ăn, 01 bát đựng nước chấm, 01 muôi múc cơm, 01 muôi múc canh dùng trong 01 năm.
- Dụng cụ cấp dưỡng dùng cho 01 phạm nhân ăn riêng theo suất gồm 01 cặp lồng có 04 ngăn hoặc khay có 05 ngăn bằng nhựa chuyên dùng đựng đồ ăn cơm và 01 thìa ăn cơm bằng nhựa dùng trong 02 năm.
– Phạm nhân được sử dụng điện, nước sinh hoạt theo định mức quy định.
Chế độ mặc và tư trang của phạm nhân tại Việt Nam
– Phạm nhân được cấp:
- 02 bộ quần áo dài bằng vải thường theo mẫu thống nhất/năm;
- 02 bộ quần áo lót/năm;
- 02 khăn mặt/năm;
- 02 chiếu cá nhân/năm;
- 02 đôi dép/năm;
- 01 mũ (đối với phạm nhân nam) hoặc 01 nón (đối với phạm nhân nữ)/năm;
- 01 áo mưa nilông/năm;
- 04 bàn chải đánh răng/năm;
- 600 g kem đánh răng/năm;
- 3,6 kg xà phòng/năm;
- 800 ml dầu gội đầu/năm;
- 01 màn/03 năm;
- 01 chăn/04 năm (từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên cấp chăn bông có vỏ nặng không quá 02 kg, các tỉnh còn lại cấp chăn sợi);
- 01 áo ấm/03 năm (cấp từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra phía Bắc và 05 tỉnh Tây Nguyên, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương còn lại không cấp);
Lưu ý: Phạm nhân nữ được cấp đồ dùng cần thiết cho vệ sinh cá nhân tương đương 02 kg gạo tẻ/người/tháng.
– Phạm nhân tham gia lao động, học nghề mỗi năm được phát 02 bộ quần áo bảo hộ lao động và dụng cụ bảo hộ lao động cần thiết khác.
Lưu ý: Mẫu, màu quần áo và phương tiện bảo hộ lao động của phạm nhân do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Mời bạn xem thêm
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Phạm nhân có thể chấp hành án ở đâu?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; đơn xin trích lục hồ sơ địa chính; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam. Thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.
Trại giam phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho phạm nhân.
– Phạm nhân nữ được bố trí làm công việc phù hợp với giới tính; không được bố trí làm công việc không sử dụng lao động nữ theo quy định của pháp luật về lao động.
– Phạm nhân bị bệnh hoặc có nhược điểm về thể chất, tâm thần thì tùy mức độ, tính chất của bệnh và trên cơ sở chỉ định của y tế trại giam, trại tạm giam được miễn hoặc giảm thời gian lao động.
– Phạm nhân được nghỉ lao động trong các trường hợp sau đây:
+ Phạm nhân bị bệnh, không đủ sức khỏe lao động và được y tế trại giam xác nhận;
+ Phạm nhân đang điều trị tại cơ sở y tế;
+ Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi đang ở cùng mẹ trong trại giam mà bị bệnh, được y tế trại giam xác nhận;
+ Phạm nhân nữ có thai được nghỉ lao động trước và sau khi sinh con theo quy định của pháp luật về lao động.
– Phạm nhân có các quyền sau đây:
Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;
Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;
Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;
Được lao động, học tập, học nghề;
Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;
Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;
Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án.
– Phạm nhân có các nghĩa vụ sau đây:
+ Chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án;
+ Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân;
+ Lao động, học tập, học nghề theo quy định;
+ Phạm nhân làm hư hỏng, làm mất hoặc hủy hoại tài sản của người khác thì phải bồi thường.