Đơn xin chuyển công tác là một loại giấy tờ được người lao động sử dụng khi có mong muốn xin chuyển đến nơi làm việc hoặc là chuyển đến nơi công tác mới. Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ cung cấp thông tin cho bạn về Những mẫu đơn xin chuyển công tác hay nhất.
Căn cứ pháp lý
Luật cán bộ công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019
Những mẫu đơn xin chuyển công tác hay nhất
Đơn xin chuyển công tác là một loại giấy tờ được người lao động sử dụng khi có mong muốn xin chuyển đến nơi làm việc hoặc là chuyển đến nơi công tác mới. Đơn này thường được sử dụng tương đối phổ biến trong các cơ quan nhà nước, trong những doanh nghiệp có quy mô lớn, các bộ phận, các phòng ban, trong những đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ;…
Tuỳ thuộc vào đặc tính các ngành nghề mà bạn có thể tham khảo những mẫu đơn xin chuyển công tác hay nhất như sau:
- Mẫu đơn xin chuyển công tác về gần nhà
- Mẫu đơn xin chuyển công tác của giáo viên
- Mẫu đơn xin chuyển công tác trong quân đội
Các mẫu đơn xin chuyển công tác
Mẫu đơn xin chuyển công tác về gần nhà
Lưu ý trong cách viết: Ngoài những thông tin bắt buộc về Quốc hiệu tiêu ngữ, tiêu đề, ở mục lý do, bạn cần làm nổi bật tính cấp thiết của việc chuyển công tác về gần nhà, ví dụ như phải chăm sóc con nhỏ, hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ bệnh yếu,… đồng thời khẳng định được việc chuyển công tác không làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.
Mẫu đơn xin chuyển công tác của giáo viên
Lưu ý trong cách viết: Cần nêu rõ các thông tin về quá trình hoạt động trong nghề như số năm kinh nghiệm, năm bổ nhiệm ngạch, chức vụ bằng cấp,… và đặc biệt nhất là lý do thuyên chuyển. Ở mục này, bạn có thể nêu bật một số nguyện vọng cá nhân như thuyên chuyển để thử sức với môi trường mới, được thử thách phát triển bản thân,… Đồng thời, bạn cũng đừng quên cung cấp đầy đủ các loại giấy tờ bằng cấp liên quan nhé. Các thông tin càng đầy đủ chi tiết, khả năng được chấp thuận sẽ càng cao.
Mẫu đơn xin chuyển công tác trong quân đội
Lưu ý trong cách viết: Về lý do xin thuyên chuyển, bạn cần khẳng định rõ mục đích của mình. Ví dụ xin chuyển bộ phận để phù hợp hơn với năng lực, trình độ chuyên môn của bản thân; xin chuyển nơi công tác để thuận tiện cho đi lại. Đơn xin chuyển công tác trong quân đội hợp lệ khi có dấu xác nhận của thủ trưởng quản lý trực tiếp, có đầy đủ ký tên đóng dấu.
Hướng dẫn viết đơn xin chuyển công tác
Để có đơn công tác đúng mẫu, bạn phải đảm bảo viết theo các phần dưới đây:
Phần mở đầu đơn xin chuyển công tác
Phải có đầy đủ các nội dung sau:
– Quốc hiệu tiêu ngữ.
– Tiêu đề.
– Kính gửi.
Phần nội dung
Trong phần nội dung này, bạn cần ghi rõ thông tin của người làm đơn như: họ tên, chức vụ, nơi công tác, hay thâm niên làm việc…. Sau đó trình bày về lý do xin chuyển công tác.
Đơn xin chuyển công tác phải được trình bày rõ ràng và nêu bật được mục đích chính. Lý do thuyết phục việc như vậy thì đơn xin mới được xét duyệt nhanh chóng.
Vị trí xin chuyển công tác ở đâu, ghi rõ địa điểm làm việc mà bạn muốn chuyển đến. Nếu là xin chuyển bộ phận công tác hay vị trí công tác thì phải nêu rõ bộ phận, vị trí mà chuyển đến .
Phần cuối đơn xin chuyển công tác
Bạn nên cam kết hoặc hứa hẹn sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Kết thúc đơn xin chuyển công tác phải viết câu cảm ơn.
Có thể bạn quan tâm
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu kênh Youtube, Tiktok
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Mỹ cho doanh nghiệp Việt Nam
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn của Luật sư X về vấn đề: “Những mẫu đơn xin chuyển công tác hay nhất”. Để sử dụng các dịch vụ của chúng tôi như ly hôn; giải thể doanh nghiệp; tra cứu thông tin quy hoạch… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận: 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
– Biên bản được lập bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài đều có hiệu lực pháp lý như nhau. Trường hợp có sự khác nhau về nội dung biên bản tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì nội dung trong biên bản tiếng Việt có hiệu lực áp dụng.
– Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải làm xong và thông qua trước khi kết thúc cuộc họp.
– Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông phải được gửi đến tất cả cổ đông trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc họp.
Không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.