Xin chào Luật sư X. Tôi có thắc mắc về việc vấn đề quấy rối tình dục, mong được Luật sư hỗ trợ. Cụ thể là tôi bị đòng nghiệp nam cùng cơ quan trêu đùa làm phiền bằng những lời nói có nội dung tình dục, nhiều khi còn gửi những tin nhắn, hình ảnh mang tính chất gợi tính cho tôi. Tôi có thắc mắc rằng đây có phải tôi đang bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc hay không? Và những hành vi nào không bị coi là QRTD hiện nay? Hiện nay thì người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm gì trong phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X . Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là hành vi quấy rối?
Quấy rối ở đây nghĩa là làm người khác khó chịu hoặc có hành vi bắt nạt ai đó. Ngay cả khi không cố ý, thì hành vi hay lời nói của bạn đối với người khác nếu gây ra sự phản cảm, hoặc tổn thương đến nhân phẩm danh dự của họ thì đều được coi là quấy rối.
Có bao nhiêu loại quấy rối?
Có 3 loại quấy rối, cụ thể như sau:
- Quấy rối tình dục
Là hành vi hoặc lời nói mang tính quấy rối của người quấy rối (người làm hành động quấy rối) dù không cố ý, đã khiến cho đối phương (nạn nhân) cảm thấy không thoải mái hoặc tổn thương tinh thần. Phổ biến nhất là nạn nam giới quấy rối nữ giới, nhưng có khi cũng có trường hợp nữ quấy rối nam, và cả cùng giới nữa.
Ví dụ: Nói chuyện về kinh nghiệm tình dục bản thân, hay các phát ngôn về các đặc điểm bộ phận cơ thể…
- Lạm dụng quyền lực
Bao gồm những loại quấy rối, bạo hành khác trong phạm vi rộng, dù là hành động nào nhưng lý do thực hiện lại là vì có vị trí cao hơn người kia thì đấy chính là lạm dụng quyền lực. Có những trường hợp can thiệp vào môi trường làm việc, vượt quá sự cần thiết trong công việc.
Ví dụ: Mắng chửi không cần thiết trước mặt nhiều người.
- Bạo hành thai sản
Nói đến việc một người bị quấy rối chỉ vì họ được hưởng chế độ dành cho người đang mang thai/sinh con, người phải chăm sóc con nhỏ hoặc chăm sóc người nhà v.v…
Gần đây cũng có báo cáo về việc các nhân viên nam cũng bị đối xử bất công về việc họ được hưởng chế độ nghỉ chăm con nhỏ.
Ví dụ: Các hành vi đối xử bất công như là giảm lương, giáng chức, đình chỉ công tác, sa thải do mang thai hay sinh con…
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm những hành vi nào?
Theo Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định như sau:
1. Quấy rối tình dục quy định tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.
2. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm:
a) Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;
b) Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;
c) Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.
3. Nơi làm việc quy định tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động là bất cứ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động, bao gồm cả những địa điểm hay không gian có liên quan đến công việc như các hoạt động xã hội, hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, bữa ăn, hội thoại trên điện thoại, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại do người sử dụng lao động bố trí từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, nơi ở do người sử dụng lao động cung cấp và địa điểm khác do người sử dụng lao động quy định.
Như vậy, có thể thấy rằng quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm cả quấy rối tình dục bằng lời nói có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục.
Người lao động và người sử dụng lao động có trách nhiệm gì trong phòng chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc?
Theo Điều 86 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:
a) Thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho người lao động;
c) Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải kịp thời ngăn chặn, xử lý và có biện pháp bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.
2. Người lao động có nghĩa vụ:
a) Thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Tham gia xây dựng môi trường làm việc không có quấy rối tình dục;
c) Ngăn cản, tố cáo hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
3. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có trách nhiệm:
a) Tham gia xây dựng, thực hiện, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Cung cấp thông tin, tư vấn và đại diện cho người lao động bị quấy rối tình dục, người lao động đang bị khiếu nại, bị tố cáo có hành vi quấy rối tình dục;
c) Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
4. Khuyến khích người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở lựa chọn nội dung về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc để tiến hành thương lượng tập thể.
Những hành vi nào không bị coi là QRTD hiện nay?
Từ những phân tích trên, hành vi trêu ghẹo, nói đùa vừa phải, chưa vượt quá mức độ cho phép thì sẽ không phải là hành vi quấy rối tình dục. Bởi đôi khi, công việc áp lực, mệt mỏi quá cũng cần có những lời bông đùa để giải tỏa tinh thần.
Ngoài ra, những hành vi không thuộc hành vi quấy rối tình dục nêu trên thì không phải là hành vi quấy rối tình dục.
Cư xử thế nào để không bị hiểu là quấy rối tình dục nơi công cộng?
Ai cũng biết khi xã hội ngày càng văn minh và hiện đại hơn, cách cư xử cũng chiếm một vai trò vô cùng quan trọng để gây dựng mối quan hệ giữa những con người với nhau. Vậy, cư xử để không bị hiểu là quấy rối tình dục đó là việc không trêu đùa, cợt nhả đối với những người khác giới xung quanh quá mức. Ngoài lời lẽ ra thì cũng không nên sử dụng những hành động và cử chi quá mức thân mật để người khác có thể gây hiểu nhầm bạn nhé.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Sa thải là gì thủ tục áp dụng hình thức kỷ luật sa thải
- Giảng viên gạ tình sinh viên bị xử lý như thế nào?
- Không ký hợp đồng lao động có đòi được lương hay không?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Những hành vi nào không bị coi là QRTD hiện nay?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ soạn thảo mẫu giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh nhanh chóng, uy tín hiện nay. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Khi bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng, cần giữ thái độ bình tĩnh để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, cùng với đó khi thấy có người cần hô hoán để được cứu giúp. Đồng thời, thu thập chứng cứ để tố cáo hành vi quấy rối tình dục với cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.
Khi bị quấy rối ở nơi làm việc, cần phải tố cáo hành vi với người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động để được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân và xử lý nghiêm minh người có hành vi quấy rối.
Phụ thuộc vào tính chất và mức độ hành vi quấy rối mà người có hành vi quấy rối có thể phải phạm những tội trong các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật hình sự hiện hành (Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017).
Trường hợp 2: Tội vu khống 156 Bộ luật hình sự hiện hành (Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi 2017).
Trường hợp ba: Tội hiếp dâm, những tội khác từ Điều 141 đến Điều 146 Bộ Luật hình sự năm 2015