Văn hóa phẩm là một trong những thứ tạo nên giá trị tinh thần không thể thiếu trong đời sống con người. Tuy nhiên, có nhiều văn hóa phẩm chúng ta không thể tự sản xuất mà phải đi nhập khẩu. Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Nhập khẩu văn hóa phẩm không kinh doanh” qua bài viết sau đây nhé!
Nhập khẩu văn hóa phẩm không kinh doanh
Văn hóa phẩm được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 32/2012/NĐ-CP về quản lý xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh như sau:
a) Các bản ghi âm, ghi hình; các loại phim, băng từ, đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa quang đã ghi nội dung; các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác đã ghi thông tin ở dạng chữ viết, âm thanh hoặc hình ảnh;
b) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh, nhiếp ảnh;
c) Di sản văn hóa vật thể và các sản phẩm liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể.
– Ngoài ra, nội dung quy định tại Điểm a Khoản này được hướng dẫn Điểm 3 Công văn 2882/BVHTTDL-VP năm 2012 như sau:
Văn hóa phẩm là các bản ghi âm, ghi hình; các loại phim, băng từ, đĩa mềm, đĩa cứng, đĩa quang đã ghi nội dung; các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác đã ghi thông tin ở dạng chữ viết, âm thanh hoặc hình ảnh tại Điểm a Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh, không bao gồm các phần mềm tin học thông thường như đĩa cài đặt chương trình xử lý dữ liệu văn phòng, diệt virus, vận hành hệ thống.
Yêu cầu đối với việc cấp giấy phép nhập khẩu
Để được cấp giấy phép đối với loại hình sản phẩm này thì một số yêu cần cần đảm bảo đó là:
– Văn hóa phẩm không thuộc loại cấm nhập khẩu;
– Văn hóa phẩm để phục vụ công việc của tổ chức hoặc sử dụng cá nhân;
– Văn hóa phẩm để tham gia triển lãm, hội chợ, tham dự các cuộc thi, liên hoan; lưu hành, phổ biến tại địa phương;
– Văn hóa phẩm để sử dụng vào các mục đích khác theo đề nghị của thủ trưởng cơ quan ngành chủ quản cấp tỉnh có thẩm quyền quản lý nhà nước về nội dung văn hóa phẩm nhập khẩu;
– Văn hóa phẩm do Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin ủy quyền cấp giấy phép.
Tên của giấy phép đã thể hiện nội dung của loại sản phẩm nhập khẩu. Do đó, các yêu cầu nêu trên chính là các điều kiện cần và đủ để tổ chức, cá nhân có thể tiến hành nhập khẩu các sản phẩm đề nghị.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh
Tổ chức, cá nhân đề nghị cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép (theo mẫu);
(trong đó có ghi rõ loại văn hóa phẩm, nội dung, số lượng, xuất xứ, mục đích sử dụng và phạm vi sử dụng).
– Văn bản đề nghị của người đứng đầu cơ quan thuộc Chính phủ ở Trung ương (đối với tổ chức ở Trung ương) hoặc cấp tỉnh (đối với tổ chức, cá nhân địa phương) trong trường hợp nhập khẩu để phổ biến, phát hành rộng rãi;
– Văn hóa phẩm đề nghị nhập khẩu (trong trường hợp cơ quan cấp giấy phép cần giám định nội dung, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép cung cấp văn hóa phẩm để cơ quan cấp giấy phép giám định nội dung);
– Bản sao vận đơn hoặc giấy báo nhận hàng.
Thủ tục và thời gian thực hiện
Quá trình thực hiện có thể tóm lược ở 02 bước cơ bản đó là:
– Bước 1: Nộp hồ sơ
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cán bộ một cửa sẽ xem xét và tiếp nhận hồ sơ nếu hồ sơ đầy đủ. Khi đó người nộp hồ sơ sẽ được 01 nhận phiếu biên nhận có hẹn ngày trả kết quả. Căn cứ vào đó, đến hẹn người nộp hồ sơ mang phiếu đến để nhận kết quả giải quyết.
– Bước 2: Xử lý hồ sơ và trả kết quả
Chuyên viên của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận hồ sơ được chuyển lên từ bộ phận một cửa. Căn cứ các tài liệu được cung cấp, chuyên viên Sở xem xét, giải quyết và trả kết quả cho tổ chức, cá nhân theo hẹn.
Thời hạn giải quyết là: 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp không cấp giấy phép hoặc cần kéo dài thời gian phải có văn bản nói rõ lý do, thời gian kéo dài tối đa không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Sửa đổi quy định về xuất, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh
Theo đó, tại Nghị định số 22/2022/NĐ-CP ngày 25/3/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 32/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh.
Nghị định quy định hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh (sau đây gọi là xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm) là hoạt động đưa từ Việt Nam ra nước ngoài, đưa từ nước ngoài vào Việt Nam qua cửa khẩu, mạng internet hoặc các hình thức khác đối với văn hóa phẩm để sử dụng riêng, biếu, tặng, thừa kế, triển lãm, dự thi, hợp tác trao đổi, hội thảo, liên hoan, viện trợ, phổ biến, phục vụ cho công tác chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu hoặc các mục đích khác không mang tính thương mại thu lợi nhuận.
Văn hóa phẩm bao gồm: các bản ghi âm, ghi hình; các loại phim; các sản phẩm công nghệ nghe nhìn khác được ghi trên các chất liệu hoặc phương tiện kỹ thuật số ở dạng chữ viết, âm thanh hoặc hình ảnh (không bao gồm bản ghi âm, ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh hoạ cho sách và xuất bản phẩm điện tử quy định tại Luật Xuất bản); tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh, nhiếp ảnh; di sản văn hóa vật thể và các sản phẩm liên quan đến di sản văn hóa phi vật thể.
Đáng chú ý, Nghị định đã bổ sung một số quy định về nhập khẩu phim.
Cụ thể, Nghị định bổ sung khoản 3 Điều 8 thẩm quyền cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm như sau: Cơ quan cấp phép nhập khẩu phim thu hồi Giấy phép nhập khẩu phim khi phát hiện nội dung phim vi phạm quy định cấm tại Luật Điện ảnh.
Về thủ tục cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm, Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 9 như sau: cá nhân, tổ chức có trách nhiệm cung cấp văn hóa phẩm nhập khẩu và tờ khai hải quan (bản sao không cần chứng thực) để cơ quan cấp giấy phép giám định.
Đối với văn hóa phẩm nhập khẩu là phim, tổ chức có trách nhiệm cung cấp bản phim đã nhập khẩu và tờ khai hải quan trong vòng 30 ngày kể từ khi có giấy phép nhập khẩu để giám định.
Cơ quan cấp giấy phép nhập khẩu có biên bản giám định và bàn giao phim căn cứ trên hồ sơ và tóm tắt nội dung phim.
Nghị định cũng bổ sung quy định: cá nhân nhập khẩu phim chỉ để sử dụng cho mục đích cá nhân cam kết không vi phạm quy định cấm tại Luật Điện ảnh và sử dụng phim đúng với quy định của pháp luật.
Bổ sung thời gian cấp giấy phép, giám định đối với văn hóa phẩm là phim.
Ngoài ra, Nghị định cũng sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 10 giấy phép nhập khẩu văn hóa phẩm như sau: trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải cấp giấy phép.
Đối với văn hóa phẩm là phim, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải cấp giấy phép.
Bên cạnh đó, Nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 10 về thời gian giám định văn hóa phẩm nhập khẩu tối đa không quá 12 ngày làm việc. Đối với văn hóa phẩm là phim, thời gian giám định phim không quá 12 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức cung cấp bản phim.
Nghị định số 22/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/5/2022.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Miễn thuế GTGT hàng nhập khẩu
- Thuế nhập khẩu có được khấu trừ không?
- Thủ tục nhập khẩu xuất bản phẩm
- Công văn xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu
- Đơn xin xác nhận nhà ở để nhập khẩu
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Nhập khẩu văn hóa phẩm không kinh doanh“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Đổi tên căn cước công dân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Áp dụng đối với hoạt động cấp phép nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh thuộc thẩm quyền của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Cán bộ, công chức thuộc phòng Quản lý văn hóa, các phòng ban/cơ quan liên quan thuộc Sở Văn hóa và Thể thao chịu trách nhiệm thực hiện và kiểm soát quy trình này
– Cá nhân, tổ chức nhập khẩu văn hóa phẩm trong các trường hợp dưới đây nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép qua đường bưu điện hoặc trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Phú Thọ.
+ Văn hóa phẩm để phục vụ công việc của cá nhân, tổ chức tại địa phương;
+ Văn hóa phẩm là quà biếu, tặng có giá trị vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định của pháp luật;
+ Văn hóa phẩm để tham gia triển lãm, tham dự các cuộc thi, liên hoan; lưu hành, phổ biến tại địa phương;
+ Di vật, cổ vật của cá nhân, tổ chức tại địa phương;
+ Văn hóa phẩm do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ủy quyền cấp giấy phép.
– Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, viết giấy biên nhận và hẹn thời gian trả giấy phép.
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép phải cấp giấy phép.
– Cá nhân, tổ chức nhận giấy phép tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc qua đường bưu điện.
Trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản nêu rõ lý do.
– 02 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
– Trường hợp phải xin ý kiến các Bộ, ngành khác: 10 ngày làm việc.
– Trường hợp phải giám định văn hóa phẩm nhập khẩu: 12 ngày làm việc.