Xin chào Luật sư X, tôi làm nhân viên ngân hàng do một lần sơ xuất nên tôi có chuyển nhầm tiền cho một khách hàng từ 10 triệu chuyển nhầm thành 100 triệu thì có đòi lại được không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, nhiều trường hơp sơ xuất chuyển nhầm tiền, kiến cho người chuyển nhầm lo lắng vì sợ mất tiền. Vậy trường hợp nhân viên ngân hàng chuyển nhầm tiền thì phải làm sao? Có được sử dụng được số tiền đã bị chuyển nhầm không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé.
Căn cứ pháp lý
Nghĩa vụ hoàn trả
Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.” (Điều 236 BLDS)
Tài sản hoàn trả
Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản mà không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả toàn bộ tài sản đã thu được.
Trường hợp tài sản hoàn trả là vật đặc định thì phải hoàn trả đúng vật đó; nếu vật đặc định đó bị mất hoặc hư hỏng thì phải đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Trường hợp tài sản hoàn trả là vật cùng loại, nhưng bị mất hoặc hư hỏng thì phải trả vật cùng loại hoặc đền bù bằng tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Nghĩa vụ của người chiếm hữu sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật
Người chiếm hữu, sử dụng ngay tình
Nếu người chiếm hữu, sử dụng tài sản chưa làm hư hỏng phải trả lại tài sản đó cho chủ sở hữu trong tình trạng chủ sở hữu phát hiện được hoặc người chiếm hữu, sử dụng biết được hoặc phải biết mình đang chiếm hữu tài sản của người khác
Khi trả lại tài sản, người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm người đó biết hoặc phải biết việc chiếm hữu, sử dụng đó là không có căn cứ pháp luật
Nếu người đó cố tình chiếm hữu, sử dụng tài sản phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản kể từ thời điểm chiếm hữu và bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu (nếu có). Trường hợp này, hành vi của người chiếm hữu, sử dụng là ngay tình nhưng do cố ý chiếm hữu, sử dụng tài sản nên đã trở thành không ngay tình.
Nghĩa vụ của người chiếm hữu, sử dụng tài sản không ngay tình
Chiếm hữu, sử dụng tài sản không ngay tình là việc chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Người có hành vi trái pháp luật phải khắc phục hậu quả cho người chủ sở hữu tài sản. Ngài việc phải trả lại tài sản như trong tình trạng mình chiếm hữu bất hợp pháp còn phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó trong suốt cả thời gian chiếm hữu, sử dụng.
Nếu do việc chiếm hữu bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu tài sản ( như thu nhập bị mất từ tài sản) thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra.
Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nghĩa vụ của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp đã nhận được tài sản của mình phải thanh toán cho người chiếm hữu ngay tình những chi phí cần thiết, hợp lí để bảo quản, sửa chữa tài sản. Sự cần thiết đó được biểu hiện: trong điều kiện bình thường thì chủ sở hữu cung phải bỏ ra chi phí nếu không tài sản sẽ hư hỏng, giảm bớt chất lượng,…
Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp khi nhận tài sản phải thanh toán những chi phí làm tăng giá trị của tài sản. Xét về ý thức chủ quan, người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ nhưng ngay tình, chưa biết được tài sản đó là của người khác, tự họ bỏ ra những chi phí làm tăng giá trị tài sản để thỏa mãn lợi ích của chính họ, lợi ích đó được coi là hợp pháp. Nhưng khi chủ sở hữu phát hiện được, người chiếm hữu, sử dụng tài sản không có căn cứ pháp luật đó vẫn tiếp tục chi phí để làm tăng giá trị của tài sản thì không có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản phải thanh toán.
Trường hợp này, người thực tế đang chiếm hữu tài sản phải hoàn trả ngay tài sản cho chủ sở hữu, chủ sở hữu sẽ quyết định số phận thực tế của tài sản.
Nhân viên ngân hàng chuyển nhầm tiền phải làm sao?
Pháp luật quy định việc không trả lại số tiền chuyển nhầm sẽ bị coi là chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật. Nghĩa vụ hoàn trả được quy định tại Điều 579 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó người chiếm hữu, sử dụng tài sản của người khác không có căn cứ pháp luật phải hoàn trả cho chủ sở hữu, người có quyền khác với tài sản đó. Nếu không tìm được người cần trả tài sản thì phải giao cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Ngoài ra, Điều 580 Bộ luật này cũng quy định người chiếm hữu, sử dụng phải hoàn trả toàn bộ tài sản thu được. Đây là nghĩa vụ bắt buộc nên nếu người có nghĩa vụ không thực hiện thì bị coi là vi phạm pháp luật. Tùy tính chất, mức độ, hành vi có thể bị áp dụng chế tài hành chính hoặc hình sự..
Về chế tài hình sự, Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10 triệu đồng trở lên có thể bị xử lý về tội Chiếm giữ trái phép tài sản.
Trường hợp số tiền chiếm giữ từ 10 triệu đến dưới 200 triệu đồng, người phạm tội sẽ bị áp dụng tình tiết định khung tại Khoản 1 Điều này với khung hình phạt là phạt tiền 10-50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.
Như vậy, nếu bạn là nhân viên ngân hàng chuyển nhầm tiền, bạn cần liên hệ ngân hàng và bên nhận tiền để giải quyết. Trường hợp người nhận cố tình không trả lại và sử dụng, chiếm đoạt số tiền đó, bạn có thể làm đơn tố giác tội phạm ra cơ quan công an, yêu cầu xử lý người này về tội Chiếm giữ trái phép tài sản.
Có thể bạn quan tâm
- Hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu qua mạng mới 2022
- Xăm mình có được đi nghĩa vụ công an không?
- Lệnh cấm xe tải mới nhất 2022 như thế nào?
- Bảo trợ xã hội đối với người khuyết tật theo quy định hiện nay
- Có được photo màu con dấu không?
- Thời gian kiểm tra dấu hiệu vi phạm của Đảng viên
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Nhân viên ngân hàng chuyển nhầm tiền phải làm sao?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định tờ khai trích lục kết hôn; lấy giấy chứng nhận độc thân; thành lập công ty mới;….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Nếu số tiền bị chiếm giữ trái phép trên 10 triệu đồng, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm giữ trái phép tài sản quy định tại Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017
Khi nhận được tiền chuyển khoản nhầm, người nhận cần lưu ý: Không sử dụng số tiền ấy vào việc chi tiêu cá nhân và chỉ làm việc với ngân hàng để trả lại tiền cho người chuyển nhầm, tuyệt đối không chuyển lại tiền cho người lạ khi không có bên thứ ba làm chứng.
Người dân có thể chủ động liên hệ với ngân hàng để thông báo về việc nhận tiền chuyển nhầm hoặc đợi đại diện ngân hàng liên hệ làm việc.
Nếu nhận được điện thoại từ ngân hàng, cần kiểm tra xem đó có đúng là số điện thoại của ngân hàng hay không. Để chắc chắn hơn, chủ tài khoản vẫn nên đến ngân hàng làm việc trực tiếp.
Trường hợp khoản tiền chuyển nhầm có giá trị nhỏ thì chủ tài khoản có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp sao kê rồi đối chiếu với những thông tin nhận được và tiến hành chuyển lại.
Còn đối với số tiền lớn, chủ tài khoản nên sắp xếp thời gian đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng để thực hiện việc xác minh hay thậm chí là liên hệ với cơ quan công an để giải quyết.
Không nên chuyển hoàn cho người lạ khi không có bên thứ 3 làm chứng, không nên chuyển hoàn vào một tài khoản khác tài khoản đã chuyển cho bạn (thông thường khi nhận tiền liên ngân hàng bạn sẽ không biết được số tài khoản người gởi)
Việc không tự ý chuyển hoàn cho tài khoản lạ khi không có bên làm chứng là để tránh việc sau khi chuyển hoàn, bạn bị chủ số tiền khiếu kiện đòi chuyển, lúc này tình ngay lý gian, bạn có thể sẽ gặp nhiều rắc rối.