Khi xây dựng một công trình nào đó ta thường nghe thấy tên nhà thầu xây dựng và chủ đầu tư hay chủ nhà. Vậy nhà thầu là gì? Có những loại nhà thầu nào? Có thể chúng ta đã nghe nhiều nhưng không phải ai cũng rõ về vấn đề này. Hãy để Luật Sư X trả lời cho bạn câu hỏi này ở nội dung dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nhà thầu, nhà đầu tư là gì?
Bản chất của hoạt động đấu thầu chính là sự cạnh tranh giữa các nhà thầu để được thực hiện một công việc hay một yêu cầu nào đó. Mục tiêu của họ khi tham gia đấu thầu là để giành được quyền cung cấp mua hàng hóa, dịch vụ đó với giá đủ bù đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể.
Nhà thầu được định nghĩa là một tổ chức/đơn vị có đầy đủ năng lực để thi công xây dựng công trình cho các chủ đầu tư. Họ sẽ ký hợp đồng với chủ đầu tư và thầu toàn bộ các công việc, dự án liên quan đến công trình ấy.
Điều kiện để trở thành nhà thầu, nhà đầu tư
Là tổ chức có tư cách hợp lệ. Bởi vậy trước khi thực hiện thủ tục mở thầu, họ cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
- Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu theo quy định tại Điều 6 của Luật đấu thầu 2013;
- Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu;
- Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;
- Phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước đối với nhà đầu tư nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.
Đối với cá nhân thì điều kiện trở thành nhà đầu tư cũng được bổ sung quy định: không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu.
Có thể bạn quan tâm:
- Những điều kiện để được tham gia tổ chuyên gia đấu thầu
- Quy trình chỉ định thầu rút gọn theo pháp luật hiện hành
Trách nhiệm của của nhà thầu, nhà đầu tư
Liệu Bỏ vốn vào đầu tư có phải nhà đầu tư? Hay pháp luật quy định cụ thể như thế nào? Căn cứ theo Điều 77 Luật Đấu thầu 2013 quy định trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư có nội dung cụ thể như sau:
– Yêu cầu bên mời thầu làm rõ hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
– Thực hiện các cam kết theo hợp đồng đã ký và cam kết với nhà thầu phụ (nếu có).
– Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong quá trình tham dự thầu.
– Tuân thủ các quy định của pháp luật về đấu thầu.
– Bảo đảm trung thực, chính xác trong quá trình tham dự thầu, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo.
– Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Luật định.
– Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật Đấu thầu và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu
Nhà thầu muốn tham gia cần đáp ứng đủ các điều kiện tham gia đấu thầu theo quy định pháp luật hiện hành. Tương tự. Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu chỉ được phát hành để lựa chọn nhà thầy khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Kế hoạch lựa chọn được phê duyệt;
- Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được phê duyệt bao gồm các nội dung yêu cầu về thủ tục đấu thầu, bảng dữ liệu đấu thầu, tiêu chuẩn đánh giá, biểu mẫu dự thầu, bảng khối lượng mời thầu;
- yêu cầu về tiến độ, kỹ thuật, chất lượng; điều kiện chung, điều kiện cụ thể của hợp đồng, mẫu văn bản hợp đồng và các nội dung cần thiết khác;
- Thông báo mời thầu, thông báo mời chào hàng hoặc danh sách ngắn được đăng tải theo quy định của Luật này;
- Nguồn vốn cho gói thầu được thu xếp theo tiến độ thực hiện gói thầu;
- Nội dung, danh mục hàng hóa, dịch vụ và dự toán được người có thẩm quyền phê duyệt trong trường hợp mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung;
- Bảo đảm bàn giao mặt bằng thi công theo tiến độ thực hiện gói thầu.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Nhà thầu là gì? Có những loại nhà thầu nào? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định pháp luật ết quả lựa chọn nhà thầu phải được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, Báo đấu thầu. Đồng thời theo quy định thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải có trách nhiệm đăng tải về đấu thầu. Nếu như không đăng tải kết quả đấu thầu thì các đơn vị sẽ bị xử lý vi phạm.
Hiện nay pháp luật có nhiều biện pháp; cũng như hình thức xử lý đối với các trường hợp trúng thầu trái quy định. Theo quy định tại Điều 121 Nghị định 63/2014/NĐ-CP; hướng dẫn Luật đấu thầu, hiện nay có 4 hình thức xử lý vi phạm; trong lĩnh vực đấu thầu, bao gồm:
1. Cảnh cáo, phạt tiền;
2. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu;
3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân; vi phạm pháp luật về đấu thầu mà cấu thành tội phạm;
4. Đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu; còn bị xử lý theo quy định của Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019.
Luật Đấu thầu hiện nay quy định. Chỉ có nhà thầu là tổ chức thì cần đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia thì mới có căn cứ để xác định tư cách hợp lệ của nhà thầu còn nhà thầu là cá nhân thì không cần đăng ký.