Thông qua biên bản thanh lý hợp đồng dân sự nói chung; thì các bên sẽ xác nhận mức độ thực hiện các điều khoản, nội dung công việc; đã thỏa thuận trong hợp đồng từ đó xác định nghĩa vụ của các bên sau khi thanh lý hợp đồng.
Thanh lý hợp đồng là một thủ tục vô cùng quan trọng khi việc thực hiện hợp đồng giữa các bên đã hoàn thành. Vậy nguyên tắc thanh lý hợp đồng là gì? Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé .
Căn cứ pháp lý
Thanh lý hợp đồng là gì?
Hiện nay, tại Bộ luật Dân sự hiện đang có hiệu lực không có định nghĩa; cụ thể về thanh lý hợp đồng mà thuật ngữ thanh lý hợp đồng chỉ được đề cập đến; tại Luật Thương mại về đảm bảo thực hiện hợp đồng và quyền, nghĩa vụ của bên đặt gia công:
- Bên đặt gia công sau khi thanh lý hợp đồng được nhận; lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê/cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu trừ khi hai bên có thỏa thuận khác (theo khoản 2 Điều 181 Luật Thương mại).
- Bên trúng thầu được nhận lại tiền đặt cọc, ký quỹ đảm bảo; thực hiện hợp đồng khi thanh lý hợp đồng trừ trường hợp có thỏa thuận khác; (theo khoản 2 Điều 231 Luật Thương mại).
- Tuy nhiên, trước đây, Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989; (hiện đã hết hiệu lực) dành hẳn Chương III để đề cập đến việc thực hiện, thay đổi, đình chỉ thanh lý hợp đồng kinh tế. Điều 28 Pháp lệnh này nêu rõ các trường hợp phải thanh lý hợp đồng kinh tế gồm:
- Thực hiện xong hợp đồng kinh tế.
- Hết hạn hợp đồng kinh tế và các bên không thỏa thuận kéo dài thỏa thuận này.
- Đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng kinh tế.
- Không tiếp tục thực hiện hợp đồng kinh tế
Mặc dù trong quy định của pháp luật không đề cập nhiều; đến thanh lý hợp đồng nhưng đây là thuật ngữ được rất nhiều bên sử dụng khi giao kết hợp; đồng kinh tế, thương mại, lao động…
Trong đó, các bên thường sử dụng “thanh lý hợp đồng” để xác định; mức độ thực hiện hợp đồng cũng như các nội dung, nghĩa vụ, quyền, lợi ích hợp pháp; các bên đã thực hiện thực tế so với thỏa thuận.
Thanh lý hợp đồng cũng là một trong những văn bản; thể hiện tiến độ thực hiện hợp đồng của hai bên, qua đó xác định lại quyền, nghĩa vụ; còn lại của các bên. Đặc biệt, khi thực hiện thanh lý hợp đồng, các bên sẽ giảm thiểu được những; tranh chấp pháp lý không đáng có.
Mỗi một loại hợp đồng, khi thanh lý cần lập; một biên bản thanh lý hợp đồng riêng để xác nhận việc các bên đã hoàn thiện nghĩa vụ; với nhau và không phát sinh các tranh chấp pháp lý về sau. Thanh lý hợp đồng mang một vai trò rất quan trọng trong các hoạt động về dân sự.
Các trường hợp thanh lý hợp đồng
Thanh lý hợp đồng được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Hợp đồng đã hoàn thành theo đúng tiến độ, yêu cầu, điều khoản của 02 bên;
+ Theo thỏa thuận các bên muốn chấm dứt hợp đồng để thanh lý;
+ Chủ thể giao kết hợp đồng mất hoặc trường hợp pháp nhân giao; kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
+ Hợp đồng bị hủy bỏ hoặc bị đơn phương chấm dứt; thực hiện do một trong các bên tự chấm dứt;
+ Hợp đồng không thể thực hiện do đối tượng của hợp đồng không còn nữa;
+ Hợp đồng chấm dứt do hoàn cảnh thay đổi cơ bản;
+ Trường hợp khác do pháp luật quy định.
Điều kiện thanh lý hợp đồng
Hiện nay không có văn bản nào quy định về điều kiện để được tiến hành thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, về nguyên tắc Bộ luật dân sự luôn tôn trọng nguyên tắc tự do; tự nguyện cam kết, thỏa thuận miễn là không trái quy định của pháp luật theo quy định tại điều 3 Bộ luật dân sự 2015:
“1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do; nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
2. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
Nguyên tắc thanh lý hợp đồng theo quy định hiện hành.
Về nguyên tắc khi thanh lý hợp đồng được quy định tại điều 422 của Bộ Luật Dân sự, cụ thể như sau:
Điều 422. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định.
Quy trình thực hiện thanh lý hợp đồng
Thủ tục thanh lý, chấm dứt hợp đồng được phân chia làm 02 trường hợp
Các bên thỏa thuận thanh lý, chấm dứt hợp đồng
Khi chấm dứt hợp đồng dạng này do có sự đồng nhất của các bên; và thường áp dụng khi hợp đồng hoàn thành hoặc các bên không có nhu cầu tiếp tục hợp đồng. Do vậy thủ tục thông báo để thanh ký, chấm dứt hợp đồng khá đơn giản; và không bị gò ép của quy định về nghĩa vụ; báo trước hay đối soát công nợ về nghĩa vụ còn lại.
Đơn phương yêu cầu hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo ý chí của một bên
Khi một bên trong hợp đồng đơn phương hủy bỏ, chấm dứt; hợp đồng thì căn cứ vào những điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng mà bên đơn phương cần
– Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo đúng nội dung đã thỏa thuận; trong hợp đồng đã ký thì bên đơn phương hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng; gửi thông báo cho đối tác trong đó lưu ý thời điểm chấm dứt nên để sau khoảng 15 ngày kể từ ngày thông báo.
– Trường hợp hủy bỏ, chấm dứt hợp đồng theo theo các trường hợp ngoài thỏa thuận trong hợp đồng thì cần căn cứ quy định của Điều 424, 425, 426 Bộ luật dân sự 2015 để đảm bảo thực hiện quy trình đúng luật.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Nguyên tắc thanh lý hợp đồng”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; trích lục giấy đăng ký kết hôn giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp
Quy định về vấn đề thời điểm thanh toán có thể hiểu theo hay cách:
Cách 1: Việc thanh toán được thực hiện ngay sau thời điểm thực hiện thủ tục nghiệm thu và thanh lý hợp đồng. Trong trường hợp này, việc bên mua trả tiền như trên là vi phạm thỏa thuận.
Cách 2: Việc thanh toán được thực hiện sau thời điểm thực hiện thủ tục nghiệm thu và thanh lý hợp đồng. Trong trường hợp này, hai bên không thỏa thuận cụ thể trong vòng bao nhiêu ngày sau thời điểm thanh lý hợp đồng thì bên mua phải trả tiền. Do đó, việc thanh toán sau khi chấm dứt hợp đồng 20 ngày không vi phạm thỏa thuận.
Khi công ty A giải thể Chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty hoặc Đại hội đồng cổ đông của công ty phải ra quyết định về việc thanh lý các hợp đồng đang dang dở trong thời hạn 06 tháng bao gồm cả hợp đồng thi công với cơ quan của bên bạn. Phương án thanh lý hợp đồng để đánh giá tài sản của công ty, xác định phương án trả nợ, và phân chia phần tài sản dư thừa cho các thành viên hoặc cổ đông của công ty nếu có. Trong trường hợp này bạn cần kiểm tra lại phương án thanh lý hợp trước đây của công ty A tại thời điểm giải thể để làm cơ sở thực hiện việc quyết toán.
Hiện nay, không có quy định nào bắt buộc 02 bên phải lập Biên bản thanh lý hợp đồng. Nội dung biên bản này 02 bên cũng thoải mái thỏa thuận, miễn không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Ngoài ra, nếu các bên không muốn ký Biên bản thanh lý thì có thể chèn thêm nội dung trong hợp đồng chính để hợp đồng tự thanh lý. Ví dụ:
– Khi hai bên hoàn thành xong các nghĩa vụ của mình và không có khúc mắc gì xảy ra thì hợp đồng tự thanh lý;- Sau 15 ngày kể từ ngày các bên hoàn thành hết nghĩa vụ với nhau thì hợp đồng này tự đồng thanh lý;…