Hiện nay, hầu hết các giao dịch dân sự muốn được xác lập thì đều phải tuân theo các quy định mà pháp luật đã đặt ra. Chính vì thế mà không chỉ riêng độ tuổi, khả năng nhận thức là một trong những yếu tố mang tính chất quyết định việc một người có được tham gia vào một giao dịch dân sự nào đó hay không. Đối với người tâm thần, người thường được coi là có khó khăn hoặc không có nhận thức trong việc làm chủ hành vi của mình nếu muốn tham gia xác lập giao dịch dân sự thì cần đáp ứng những điều kiện nào? Người tâm thần có năng lực pháp luật không?
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự năm 2015
- Bộ luật hình sự năm 2015
- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
- Luật thi hành án hình sự năm 2019
Nội dung tư vấn
Năng lực pháp luật là gì?
Theo Điều 16 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Cụ thể hóa quy định trên trong lĩnh vực dân sự, căn cứ theo Điều 16 BLDS năm 2015, năng lực pháp luật của cá nhân được quy định như sau:
“Điều 16. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết”
Theo đó thì mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật và năng lực này có từ khi họ sinh ra cho đến khi mất đi.
– Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân bao gồm các quyền như sau:
- Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản.
- Quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản.
- Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
Người tâm thần có năng lực pháp luật không?
Theo y học, bệnh tâm thần là bệnh do rối loạn hoạt động não bộ gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, hành vi, tác phong, tình cảm…
Bệnh tâm thần điển hình thường biểu hiện thông qua một hoặc đồng thời có cùng một số biểu hiện như: trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt, rối loạn ăn uống và hành vi gây nghiện.
Theo quy định hiện nay của pháp luật, cụ thể là tại Điều 18 BLDS năm 2015 thì theo đó: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
Bên cạnh đó, tại Điều 22 của Bộ luật này cũng đặt ra quy định đối với trường hợp người tâm thần được coi là mất năng lực hành vi dân sự và bị hạn chế năng lực pháp luật khi tham gia vào các giao dịch dân sự như sau:
“Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện”.
Tại Điểm b khoản 1 Điều 67 BLTTHS năm 2015: “Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức đúng sự việc” sẽ không thể là người làm chứng.
Như vậy theo pháp luật, một người được coi là tâm thần khi họ đã có kết luận giám định pháp y tâm thần và kết luận này phải được tòa án công nhận. Theo đó, sẽ tùy từng trường hợp khác nhau, người tâm thần có thể có đầy đủ năng lực pháp luật hoặc bị hạn chế năng lực pháp luật.
Người tâm thần có năng lực trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 BLHS năm 2015:
“Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Theo đó, trong trường hợp người mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình,l thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội thì người này được coi là không có năng có năng lực trách nhiệm hình sự và sẽ không phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự.
Thi hành án phạt tù đối với trường hợp người mắc bệnh tâm thần được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 14 Điều 3 Luật thi hành án hình sự năm 2015, đối với trường hợp người đang chấp hành án mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ quan, người có thẩm quyền sẽ thi hành biện pháp tư pháp chữa bệnh bắt buộc chữa bệnh đối với họ và họ phải điều trị tại cơ sở chữa bệnh bắt buộc theo quyết định của Tòa án, Viện kiểm sát theo quy định.
Bên cạnh đó, Luật thi hành án hình sự năm 2019 cũng đặt ra một số quy định cụ thể đối với trường hợp này như sau:
– Đối với việc thi hành quyết định thi hành án phạt tù:
- Trường hợp người bị kết án phạt tù có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện trưng cầu giám định; trường hợp kết quả giám định xác định người đó mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu đề nghị Tòa án đã ra quyết định thi hành án quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.
– Đối với việc thi hành quyết định hoãn chấp hành án phạt tù
- Đối với người được hoãn chấp hành án phạt tù có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người được hoãn chấp hành án phạt tù cư trú, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu nơi đơn vị quân đội được giao quản lý người đó có trách nhiệm trưng cầu giám định y khoa tại bệnh viện cấp tỉnh, bệnh viện cấp quân khu trở lên hoặc trưng cầu giám định pháp y tâm thần tại tổ chức giám định pháp y tâm thần có thẩm quyền.
- Trường hợp kết quả giám định xác định người được hoãn chấp hành án đã phục hồi sức khỏe thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện việc đưa người đó đến nơi chấp hành án và thông báo cho Tòa án đã ra quyết định hoãn chấp hành án.
- Trường hợp kết quả giám định xác định người đó mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu đề nghị Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án để ra quyết định hủy quyết định hoãn chấp hành án và áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật hình sự đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Người tâm thần có năng lực pháp luật không”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý Đổi tên căn cước công dân. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Cấu thành tội không tố giác tội phạm như thế nào?
- Biện pháp khám xét trong điều tra tội phạm là gì?
- Bị buộc tội thì có được xem là tội phạm hay không?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì một trong những điều kiện được kết hôn thì người đi đăng ký kết hôn phải là người “Không bị mất năng lực hành vi dân sự”. Theo đó, nếu là người tâm thần thuộc trường hợp quy định tại Điều 22 BLDS năm 2015 thì sẽ không được kết hôn theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 17 BLDS năm 2015, một trong những quyền mà năng lực pháp luật của cá nhân có được sẽ bao gồm cả quyền sở hữu, quyền thừa kế và quyền khác đối với tài sản. Bên cạnh đó, tại Điều 621 của Bộ luật này cũng không đặt ra quy định không được nhận di sản thừa kế đối với người mắc bệnh tâm thần.
Như vậy, người tâm thần vẫn có quyền được có quyền được có tài sản. Tuy nhiên, các giao dịch liên quan đến tài sản của họ phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.