Chào Luật sư. Tôi vừa sang Việt Nam sinh sống và làm việc được 1 năm. Vậy trường hợp khi tôi ở Việt Nam thì khi đi lại trong nước, tôi có phải mang theo hộ chiếu không? Nếu tôi không mang hộ chiếu và các giấy tờ có giá trị tương đương với hộ chiếu thì có bị phạt? Người nước ngoài đi lại không mang hộ chiếu bị xử lý thế nào? Hi vọng Luật sư quan tâm giải đáp. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019
Nội dung tư vấn
Người nước ngoài là gì?
Theo Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 thì người nước ngoài là người có quốc tịch nước ngoài hoặc người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam.
Hộ chiếu là gì?
Hộ chiếu (hay còn gọi là passport), là loại giấy tờ chính phủ cấp cho công dân với quyền xuất cảnh khỏi nước mình và quyền nhập cảnh trở lại từ nước ngoài. Đây được xem như một chứng minh thư khi bạn đang ở trên vùng lãnh thổ của một quốc gia không thuộc quốc tịch của mình.
Các thông tin trên hộ chiếu bao gồm họ và tên chủ sở hữu; ngày tháng năm sinh; ảnh đi kèm; quốc tịch; chữ ký cũng như ngày cấp và ngày hết hạn.
Thời hạn của hộ chiếu
Các loại hộ chiếu khác nhau sẽ có thời hạn sử dụng khác nhau. Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 136/2007/NĐ-CP được sửa đổi tại Nghị định 65/2012/NĐ-CP và Luật Xuất cảnh; nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14 thì thời hạn của hộ chiếu quy định như sau:
Thời hạn hộ chiếu cấp cho công dân từ đủ 14 tuổi trở lên là 10 năm và không được gia hạn.
Thời hạn hộ chiếu được cấp riêng cho trẻ em dưới 14 tuổi là 5 năm và không được gia hạn.
Thời hạn hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn là không quá 12 tháng và không được gia hạn. Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm (tùy theo loại cụ thể) và có thể được gia hạn một lần nhưng không quá 3 năm.
Mời bạn xem thêm: Trình tự thủ tục thực hiện việc gia hạn hộ chiếu mới nhất 2021
Người nước ngoài không mang theo hộ chiếu bị xử lý thế nào?
Theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự; an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Theo đó, hình thức xử lý người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu là một trong những nội dung quan trọng và được quy định tại Khoản 1 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu.
Ngoài ra, tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại Khoản 9 điều này.
Mời bạn xem thêm: Người nước ngoài bị trục xuất về nước trong trường hợp nào?
Điều kiện để người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam
Người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 11 Điều 1 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam sửa đổi 2019 dưới đây:
- Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực; trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của Luật này. Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng;
- Không thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh.
- Người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử nhập cảnh phải đủ các điều kiện quy định trên và nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định
Giải quyết vấn đề
Như vậy, người nước ngoài đi lại ở Việt Nam phải mang theo hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương. Nếu không, người nước ngoài có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền. Nặng hơn là trục xuất khỏi Việt Nam. Do đó, khi bạn sinh sống và làm việc tại Việt Nam, bạn nên tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật.
Mời bạn xem thêm
- Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài khi sở hữu nhà tại Việt Nam
- Người nước ngoài cần lưu ý những gì khi mua nhà tại Việt Nam?
- Người nước ngoài nhận con nuôi ở Việt Nam như thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Người nước ngoài đi lại không mang hộ chiếu bị xử lý thế nào? Hi vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của luật sư, hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Số hộ chiếu là một dãy số gồm 8 ký tự, bắt đầu bằng một chữ cái in hoa và 7 chữ số ngẫu nhiên theo sau. Bạn có thể tìm thấy số hộ chiếu được ghi ở trang thứ nhất dưới dòng chữ hộ chiếu/passport hoặc ở phía trên bên phải trang thứ hai đối với loại hộ chiếu phổ thông.
Visa (hay còn gọi là thị thực) là loại giấy tờ để chứng minh nước cấp cho phép bạn quyền nhập cảnh; xuất cảnh và bạn cần bắt buộc có hộ chiếu để được cấp visa. Bạn cần làm visa khi muốn được xuất nhập cảnh hoặc lưu trú tại một quốc gia; vùng lãnh thổ mà họ chưa có chính sách miễn visa với công dân Việt Nam.
Hiện nay, có 2 loại hộ chiếu được phép lưu hành tại Việt Nam:
Hộ chiếu phổ thông (Regular Passport), còn được gọi là hộ chiếu loại P – viết tắt của từ Popular; được cấp cho mọi công dân Việt Nam nếu muốn xuất cảnh ra nước ngoài và có thời hạn trong vòng 10 năm kể từ ngày cấp.
Hộ chiếu công vụ (Official Passport) là loại hộ chiếu được cấp cho những quan chức lãnh đạo, có thẩm quyền, được giao nhiệm vụ ở nước ngoài, cho phép chủ sở hữu đi đến mọi quốc gia mà không phải cần visa. Thời hạn hộ chiếu này là trong vòng 5 năm kể từ ngày cấp.
Hộ chiếu ngoại giao (Diplomatic Passport) là hộ chiếu được cấp cho những quan chức ngoại giao của chính phủ và có thời hạn sử dụng trong vòng 5 năm kể từ ngày cấp.