Những năm gần đây Việt Nam là một trong những điểm đến tiềm năng của dòng vốn đầu tư nước ngoài. Không ít các tổ chức, cá nhân có nhu cầu đầu tư và thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam. Trong đó loại hình được khá nhiều người quan tâm đó chính là doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, do vấn đề về tư cách pháp nhân, cũng như chế độ pháp lý về tài sản có rất nhiều người băn khoăn; liệu Người nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam hay không. Để trả lời cho câu hỏi này, hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu quy định của pháp luật qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Doanh nghiệp tư nhân là gì ?
Để biết được Người nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam hay không; chúng ta cần tìm hiểu vậy doanh nghiệp tư nhân là gì?
Theo quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020; thì doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm; bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Có thể thấy, quy định này không nêu cụ thể cá nhân làm chủ doanh nghiệp tư nhân; phải là người có quốc tịch Việt Nam hay có thể mang quốc tịch nước ngoài. Do đó, có thể hiểu Luật Doanh nghiệp 2020 không cấm hoặc hạn chế; việc người nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam.
Tuy nhiên, pháp luật hiện hành chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể; thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân của người nước ngoài. Bên cạnh đó, cũng chưa có quy định nào hướng dẫn biện pháp để đảm bảo việc chịu trách nhiệm; bằng toàn bộ tài sản của người nước ngoài khi tài sản của họ ở nước ngoài.
Các hình thức người nước ngoài đầu tư tại Việt Nam
Theo quy định tại Luật Đầu tư 2014, có 04 hình thức đầu tư kinh tế cơ bản của nhà đầu tư bao gồm:
Thành lập tổ chức kinh tế;
– Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế;
– Đầu tư theo hợp đồng BCC;
– Thực hiện dự án đầu tư.
Khái niệm “tổ chức kinh tế” được quy định tại khoản 21 Điều 3 Luật Đầu tư 2020; theo đó, tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động; theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
Như vậy, theo quy định này thì doanh nghiệp tư nhân là một loại hình doanh nghiệp; thuộc trường hợp tổ chức kinh tế theo quy định trên.
Khái niệm tổ chức kinh tế này chỉ là cách gọi chung khi nhắc đến các chủ thể; tiến hành 01 trong 04 hình thức đầu tư nêu trên mà chưa thể hiện rằng doanh nghiệp tư nhân; do người nước ngoài thành lập là một tổ chức kinh tế thuộc trường hợp; đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Người nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp tư nhân không ?
Để làm rõ về việc Người nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp tư nhân không; chúng ta cần làm rõ khái niệm về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Theo đó tại khoản 22 điều 3 Luật đầu tư 2020 định nghĩa; về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014; doanh nghiệp tư nhân là do một cá nhân làm chủ doanh nghiệp. Do đó, không thể tồn tại trường hợp doanh nghiệp tư nhân; do người nước ngoài thành lập mà người thành lập lại là thành viên hoặc cổ đông; của doanh nghiệp đó được.
Như vậy, không thể có tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; với loại hình doanh nghiệp tư nhân do người nước ngoài làm chủ.
Bên cạnh đó, trước khi thành lập tổ chức kinh tế theo quy định pháp luật doanh nghiệp; nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư; thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Do đó, người nước ngoài chưa thể thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; để tiến hành thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Từ những cơ sở này có thể thấy rằng hiện nay người nước ngoài; không thể thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam. Tuy nhiên hoàn toàn có thể thực hiện việc thành lập các doanh nghiệp khác; có tư cách pháp nhân như công ty TNHH hoặc công ty cổ phần.
Liên hệ Luật Sư 247
Hi vọng, qua bài viết” Người nước ngoài có được thành lập doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam? “giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư 247, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833.102.102.
Câu hỏi liên quan
Chủ DNTN là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.
Chủ DNTN là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Những quyền hạn này của Chủ DNTN được pháp luật thừa nhận và quy định tại Điều 143 Luật doanh nghiệp 2005, Điều 185 Luật doanh nghiệp 2014 và hiện nay là Điều 190 Luật doanh nghiệp 2020.
Chủ DNTN chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ DNTN không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh; thành viên công ty hợp danh. Khi Doanh nghiệp tư nhân chưa chấm dứt sự tồn tại về mặt pháp lý thì Chủ doanh nghiệp không thể đăng ký làm chủ một Doanh nghiệp tư nhân khác.
Luật doanh nghiệp 2020 có quy định:
“3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.”