Người lao động tự ý nghỉ việc, công ty có được giữ sổ bảo hiểm xã hội không? Nếu công ty giữ sổ thì người lao động nên làm gì? Đây là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Do đó, trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Sổ bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 96 Luật bảo hiểm xã hội 2014; nêu khái niệm về sổ bảo hiểm xã hội như sau:
Điều 96. Sổ bảo hiểm xã hội
1, Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
Như vậy, có thể hiểu sổ bảo hiểm xã hội được dùng để dùng để ghi chép thông tin về quá trình đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội; là căn cứ để cơ quan giải quyết chế độ cho người tham gia bảo hiểm xã hội. Những thông tin trong sổ gồm thời gian làm việc, quá trình đóng và hưởng bảo hiểm.
Mỗi người tham gia bảo hiểm xã hội được cấp và bảo quản một quyển sổ duy nhất. Cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người tham gia hưởng chế độ thai sản, chế độ hưu trí, tử tuất. Trường hợp mất, thất lạc có thể đến cơ quan bảo hiểm xã hội xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.
Công ty có được giữ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động tự ý nghỉ việc không?
Căn cứ khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Điều 21. Trách nhiệm của người sử dụng lao động
5, Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Và tại điểm a khoản 3 Điều 48 Luật lao động 2019; quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:
Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
3, Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
Như vậy, theo quy định trên, sau khi chấm dứt hợp đồng lao động; bất kể lỗi do bên nào, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chốt sổ cho người lao động; và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cùng các giấy tờ khác cho người lao động. Do đó, hành vi công ty giữ số bảo hiểm xã hội của người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động là thực hiện trái quy định của pháp luật.
Người lao động tự ý nghỉ việc có phải nộp phạt để lấy lại sổ bảo hiểm xã hội không?
Khi người lao động tự ý nghỉ việc trái pháp luật (hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật) có quyền được chốt sổ; và lấy lại sổ bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, do đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật gây thiệt hại cho người sử dụng lao động nên căn cứ theo Điều 40 luật lao động 2019; quy định người lao động có nghĩa vụ của người lao động sau:
+ Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
+ Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định (nếu có).
Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động; người lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền trên; trừ trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục đề xuất giảm mức đóng bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp
- Quy định về báo giảm bảo hiểm xã hội
- Thủ tục báo tăng bảo hiểm xã hội
- Được tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội khi đang hưởng lương hưu không?
- Có được đóng bảo hiểm xã hội nhiều hơn để hưởng lương hưu cao?
Câu hỏi thường gặp
Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà nước, được hình thành từ đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động và có sự hỗ trợ của Nhà nư
Chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm:
+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.
+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất
Bảo hiểm xã hội có 02 loại là:
+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.