Xin chào Luật sư X. Tôi là người lao động; làm việc trong một công ty may mặc. Tôi muốn hỏi luật sư người lao động có được hưởng lương ngừng việc do sự cố điện không? Xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là Người lao động có được hưởng lương ngừng việc do sự cố điện không?. Mời bạn cùng đón đọc.
Nội dung tư vấn
Người lao động có được hưởng lương ngừng việc do sự cố điện không?
Căn cứ theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019; quy định về tiền lương ngừng việc như sau:
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Như vậy theo quy định nêu trên, nếu người lao động phải ngừng việc do hệ thống điện bị hư hỏng; không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai,… thì người lao động sẽ được hưởng lương ngừng việc do hệ thống điện hư theo hai bên thỏa thuận. Trường hợp doanh nghiệp; hoặc công ty cho người lao động nghỉ việc nếu do lỗi của người sử dụng lao động; thì người lao động được trả đầy đủ tiên lương.
Nguyên tắc trả lương cho người lao động
Căn cứ theo Điều 94 Bộ luật Lao động năm 2019; quy định về nguyên tắc hưởng lương như sau:
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp; thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Có được tính trả phép năm cho người lao động trong trường hợp ngừng việc không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hàng năm như sau:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.”
Như vậy, nếu muốn trả phép năm cho người lao động trong 2 ngày mất điện này; thì công ty phải tham khảo ý kiến người lao động và thông báo trước cho người lao động. Nếu chưa có thông báo gì cả và đã nghỉ rồi; thì giờ phải trả lương ngừng việc theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019.
Những thời gian nào được coi là thời gian để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động?
Căn cứ theo Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP; quy định về thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động cụ thể như sau:
(1) Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
(2) Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
(3) Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
(4) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
(5) Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
(6) Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
(7) Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
(8) Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
(9) Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
(10) Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc; nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Người lao động có được hưởng lương ngừng việc do sự cố điện không?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Ngừng việc là tình trạng người lao động phải tạm ngưng hoặc không được làm công việc được giao theo thỏa thuận trong hợp đồng do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan.
Hiện tại, Bộ luật Lao động 2019 không quy định cụ thể về khái niệm lương ngừng việc.
Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 99 Bộ luật lao động 2019, ta có thể hiểu: Lương ngừng việc là tiền lương trả cho người lao động khi họ không làm việc mà không do lỗi của họ, theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận.
Luật lao động quy định 03 trường hợp người lao động phải ngừng việc đó là:
– Phát sinh sự cố do lỗi từ phía doanh nghiệp, người sử dụng lao động;
– Phát sinh sự cố do lỗi từ người lao động;
– Phát sinh sự cố do lỗi khách quan như hỏa hoạn, thiên tai, dịch bệnh, địch họa; sự cố điện, nước nhưng không phải lỗi từ phía doanh nghiệp,người sử dụng lao động; di dời địa điểm làm việc theo yêu cầu của cơ quan chức năng hoặc vì lý do kinh tế.