Quy định cụ thể về số ngày nghỉ phép hằng năm của người lao động hiện nay như thế nào? Người lao động có được cộng dồn ngày phép năm để nghỉ Tết sớm không? Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Có được cộng dồn ngày phép năm để nghỉ Tết sớm không?
Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định cụ thể về số ngày nghỉ phép hằng năm của người lao động được quy định như sau:
“1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.“
Theo đó, tùy trường hợp cụ thể mà người lao động làm đủ năm sẽ được nghỉ phép từ 12 – 16 ngày làm việc. Còn nếu làm chưa đủ năm thì sẽ chia tỷ lệ số ngày phép và tính theo số tháng làm việc.
Thậm chí, theo Điều 114 Bộ luật này, nếu làm việc đủ 05 năm cho một người sử dụng, người lao động còn được tăng thêm 01 ngày phép/năm.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, lịch nghỉ phép năm sẽ do người sử dụng lao động quy định. Tuy nhiên, trước khi ban hành lịch nghỉ phép, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết.
Điều này giúp hài hòa về quyền lợi giữa người lao động và phía người sử dụng lao động. Người lao động vẫn được nghỉ mà người sử dụng lao động có thể điều chỉnh nhân sự để không ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh.
Người lao động có được cộng dồn ngày phép năm để nghỉ Tết sớm hay không?
Điều 113 và 114 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường nếu đủ năm sẽ có 12 ngày nghỉ phép. Số ngày nghỉ dao động từ 12 đến 16 ngày tùy điều kiện làm việc và áp dụng với từng nhóm lao động cụ thể.
Người làm việc chưa đủ một năm thì số ngày nghỉ tính theo tỷ lệ tương ứng số tháng làm việc. Nếu làm việc từ 5 năm trở lên thì mỗi năm được cộng thêm 1 ngày phép. Lao động thôi việc, bị mất việc mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày phép hằng năm thì được chủ doanh nghiệp thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Luật lao động hiện hành không quy định về việc cộng dồn ngày nghỉ phép còn dư sang năm tiếp theo. Song theo Điều 113, lịch nghỉ hằng năm do chủ doanh nghiệp quyết định và phải tham khảo ý kiến, thông báo cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với chủ doanh nghiệp để chia nghỉ phép thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần.
Như vậy, nếu lao động chưa nghỉ hết số ngày phép trong năm thì có thể thỏa thuận với chủ sử dụng lao động để chuyển sang năm sau. Nếu được đồng ý, người lao động được nghỉ phép cộng dồn và hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.
Nếu không cộng dồn nghỉ phép sớm, người lao động cũng có thể thỏa thuận với chủ doanh nghiệp để nghỉ không hưởng lương, theo Điều 115.
Song các phương án nghỉ này do hai bên thỏa thuận với nhau, nên người lao động phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động, nếu không sẽ bị coi là tự ý nghỉ việc.
Không cho người lao động nghỉ phép năm, công ty bị phạt thế nào?
Như đã phân tích, dù việc nghỉ phép năm là quyền của người lao động nhưng lịch nghỉ phép lại thực hiện quy định của người sử dụng lao động.
Nếu không để người lao động nghỉ phép theo quy định, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
Theo đó, nếu không cho người lao động nghỉ phép theo quy định, người sử dụng lao động có thể bị phạt đến 20 triệu đồng.Mặt khác, nếu người lao động tự ý nghỉ phép năm không theo lịch đã quy định thì sẽ bị coi là tự ý bỏ việc. Theo đó, người này sẽ bị xử phạt lý kỷ luật lao động.
Nặng nhất, người lao động còn bị xử lý sa thải nếu tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng (khoản 4 Điều 125 Bộ luật Lao động).
Thậm chí, người lao động còn có thể bị công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không được báo trước nếu nghỉ không phép từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên mà không có lý do chính đáng (điểm e khoản 1 và khoản 3 Điều 36 Bộ luật Lao động).
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới, giải thể công ty, tạm dừng công ty, đăng ký mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, mẫu tạm ngừng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch, luật bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Theo Bộ luật lao động 2019:
Đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì số ngày nghỉ hằng năm tính theo tỷ lệ tương ứng với số tháng người lao động đã làm việc.
Trong trường hợp chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày người lao động thôi việc, bị mất việc thì người sử dụng lao động sẽ thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Khi nghỉ việc riêng người lao động vẫn được hưởng lương trong các trường hợp: kết hôn; con đẻ, con nuôi kết hôn; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi mẹ nuôi….. Tuy nhiên trong trường hợp này cần phải thông báo với người sử dụng lao động.
Nghỉ phép là một trong những quyền của người lao động theo đó người lao động được nghỉ làm vì lý do cá nhân nhưng vẫn được đảm bảo quyền lợi theo pháp luật lao động.
Người lao động thường nghỉ phép với những lý do như: nghỉ việc riêng ví dụ như kết hôn, ma chay…, nghỉ phép năm.
Khi muốn nghỉ phép theo đúng quy định và được hưởng lương từ công ty thì người lao động cần phải viết đơn xin nghỉ phép gửi cho công ty. Một số công ty sẽ có quy định riêng về mẫu đơn xin nghỉ phép, nếu công ty không có mẫu thì người lao động sẽ phải tự viết đơn.