Có thể thấy tình trạng quấy rối tình dục đang là một vấn nạn nhức nhối, xảy ra với tần suất dày đặc trong xã hội hiện nay, đặc biệt là trong môi trường nơi làm việc. Quấy rối liên quan đến tình dục tại nơi làm việc được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Liệu những hành vi xâm phạm này đã được xử lý một cách thích đáng? Người lao động cần làm gì khi bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc? Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để giải đáp được những thắc mắc trên!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 BLLĐ 2019 thì:
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn; hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận; hoặc phân công của người sử dụng lao động.
Trong đó:
– Quấy rối tình dục: có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi; nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất; tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.
– Nơi làm việc: là bất cứ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động, bao gồm cả những địa điểm hay không gian có liên quan đến công việc như các hoạt động xã hội, hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, bữa ăn, hội thoại trên điện thoại, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại do người sử dụng lao động bố trí từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, nơi ở do người sử dụng lao động cung cấp và địa điểm khác do người sử dụng lao động quy định.
Những hành vi được xác định là quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm:
– Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;
– Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp; qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;
– Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục; hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.
Cùng với đó; theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 85 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì doanh nghiệp có trách nhiệm quy định chi tiết; cụ thể các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với tính chất; đặc điểm của công việc và nơi làm việc tại bên mình và ghi nhận trong Nội quy lao động.
Người lao động có thể làm gì khi bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc?
- Khiếu nại tới cấp trên
Người lao động bị quấy rối tình dục nơi làm việc có thể khiếu nại về hành vi quấy rối lên cấp trên hoặc người có thẩm quyền giải quyết vấn đề này trong công ty.
Hình thức khiếu nại có thể là trao đổi trực tiếp hoặc viết đơn, gửi mail. Theo khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 thì người có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Theo điểm d khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc mà không cần phải báo trước cho người sử dụng lao động.
Như vậy, nếu người lao động không muốn tiếp tục làm tại công ty mà muốn thay đổi môi trường làm việc lành mạnh hơn thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và không có nghĩa vụ phải báo trước một thời hạn cho công ty. Khi đó, người lao động vẫn sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật.
Nghĩa vụ phòng chống, quấy rối tình dục tại nơi làm việc của doanh nghiệp
- Nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Quy định chi tiết; cụ thể về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với tính chất, đặc điểm của công việc và nơi làm việc;
- Trách nhiệm, thời hạn, trình tự; thủ tục xử lý nội bộ đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc; bao gồm cả trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo và các quy định có liên quan;
- Hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục; hoặc người tố cáo sai sự thật tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm;
- Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và các biện pháp khắc phục hậu quả.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hành vi quay lén để tống tiền bị xử lý như thế nào theo quy định?
- Mẫu quyết định xử lý kỷ luật người lao động theo hình thức sa thải
- Quấy rối tình dục nơi làm việc bị xử lý như thế nào?
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về Người lao động có thể làm gì khi bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc?. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: : 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP; người thực hiện hành vi quấy rối tình dục sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể, tại điểm a khoản 1 Điều 5; Nghị định này quy định những người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích; trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị phạt cảnh cáo; hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Ở đây; cử chỉ thô bạo, trêu ghẹo, khiêu khích, xúc phạm danh dự; nhân phẩm người khác đều được xem là tội quấy rối tình dục.
Để xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, Bộ luật Lao động năm 2019 cho phép người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước khi bị quấy rối và người lao động sẽ bị sa thải nếu có hành vi quấy rối người khác tại nơi làm việc.
Trường hợp hành vi quấy rối xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác; có thể bị xử lý hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình sự 2015: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác; thì bị phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”. Người phạm tội có thể bị xử lý các khung hình phạt cao hơn nếu có các yếu tố tăng nặng.