Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Người lao động bị tam giam tạm giữ thì có được công ty trả lương không? Ở công ty tôi có người lao động (NLĐ) bị công an bắt tạm giam do vi phạm pháp luật. Nghe nói, theo quy định cũ, NLĐ được tạm ứng tiền lương trong những ngày bị tạm giữ, tạm giam. Xin hỏi, theo quy định hiện hành công ty có phải chi trả tiền lương cho NLĐ trong thời gian tạm giữ, tạm giam không? Các chế độ của người lao đông sẽ được giải quyết như thế nào? Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X sẽ giải đáp thắc mức của bạn như sau:
Căn cứ pháp luật
Nội dung tư vấn
Người lao động bị tam giam tạm giữ thì có được công ty trả lương không?
Đối với việc chi trả lương: khoản 2 Điều 101 Bộ luật lao động năm 2019 quy định; Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc; để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động; và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Như vậy, ngoài trường hợp tạm hoãn do người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự; Bộ luật lao động năm 2019 không quy định cụ thể tiền lương cho những trường hợp còn lại trong đó có trường hợp bị tạm giam.
Theo quy định mới thì NLĐ bị tạm giữ, tạm giam cũng thuộc trường hợp phải tạm hoãn thực hiện HĐLĐ; nhưng không thuộc trường hợp được NSDLĐ phải tạm ứng tiền lương cho NLĐ trong thời gian NLĐ bị tạm giữ, tạm giam; (trừ trường hợp đơn vị sử dụng lao động có quy định riêng).
Do đó công ty không phải tạm ứng tiền lương cho NLĐ bị tạm giữ, tạm giam kể cả trường hợp có liên quan hay không liên quan đến quan hệ lao động. Nếu do lỗi của cơ quan tiến hành tố tụng; thì NLĐ có quyền khiếu nại yêu cầu được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Khi bị tam giam các chế độ của người lao động được giải quyết thế nào?
Chế độ bảo hiểm xã hội, hưu trí
Chế độ bảo hiểm xã hội
Có thể tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2, điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Cụ thể:
“2. Người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam; thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Trường hợp được cơ quan có thẩm quyền xác định người lao động bị oan; sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này”.
Xem thêm: Sử dụng người lao động chưa thành niên cần lưu ý những gì?
Chế độ hưu trí
Trong khi bị tạm giam để chờ điều tra, truy tố xét xử thì người lao động đã đến tuổi về hưu. Vậy thì trường hợp này người lao động có được hưởng chế độ hưu trí hay không?
Theo quy định tại Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; thì trong trường hợp người lao động bị tạm giữ, tạm giam thì người lao động; và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam người lao động đã đến tuổi nghỉ hưu; và cũng đã đóng đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc trên 20 năm; như vậy người lao động đã đảm bảo đủ điều kiện để được hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại Điều 54 Luật BHXH; (Luật BHXH không có quy định những trường hợp bị tạm giữ, tạm giam; thì không được hưởng chết độ hưu trí).
Trách nhiệm người sử dụng lao động trong trường hợp này là; tiến hành các thủ tục để người lao động được nghỉ hưu; lập hồ sơ và phối hợp với cơ quan BHXH; để thực hiện việc chi trả chế độ hưu trí cho người lao động (Điều 21 Luật BHXH).
Giải quyết chế độ cho người lao động bị tạm giam
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng
Điều 30 Bộ luật lao động năm 2019; quy định các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong đó có: “b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự”.
Khi hết thời hạn tạm hoãn Hợp đồng lao động; thì người sử dụng lao động phải nhận lại người lao động theo quy định tại Điều 31 Bộ luật lao động năm 2019:
“Điều 31. Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động; người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn; trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác”.
Như vậy, việc tạm hoãn HĐLĐ chưa làm chấm dứt hoàn toàn mối quan hệ giữa Doanh nghiệp và người lao động. Hết thời hạn 15; kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao dộng; nếu người lao động không có mặt tại nơi làm việc; trừ trường hợp có thỏa thuận khác; thì người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Người lao động mất việc do dịch bệnh có được hỗ trợ?
- Bị sa thải trái pháp luật thì người lao động nên làm gì để đòi lại quyền lợi?
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về “Người lao động bị tam giam tạm giữ thì có được công ty trả lương không?“. Nếu có thắc gì cần hỗ trợ và tư vấn xin vui lòng liện hệ: 0936408102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định Bộ luật Lao động năm 2019, thời giờ làm việc của người chưa thành niên được quy định như sau:
– Thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18; tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.
– Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi; không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; và không được sử dụng làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
– Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được làm thêm giờ; làm việc vào ban đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Người lao động có trách nhiệm phải tuân thủ kỷ luật lao động, cụ thể:
– Thực hiện các quy định cụ thể về thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và trật tự trong đơn vị.
– Thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn lao động, vệ sinh nơi làm việc; tuân thủ các quy định về kỹ thuật, công nghệ.
– Bảo vệ tài sản, bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của đơn vị.
Khi người lao động vi phạm kỷ luật lao động thì có thể bị xử lý kỷ luật lao động; trong trưởng hợp người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, gây thiệt hại đến tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.