Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết thêm thông tin về người đi tù bị hạn chế quyền gì?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Khi người phạm tội bị Hội đồng xét xử tuyên một mức án có thể là tù có thời hạn hoặc tù chung thân; thì người phạm tội đó sẽ phải chấp hành hình phạt tù theo bản án mà Hội đồng xét xử đã tuyên. Vậy theo quy định của pháp luật hình sự thì người đi tù bị hạn chế quyền gì? Những quyền mà người đi tù bị hạn chế được quy định cụ thể như thế nào?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về người đi tù bị hạn chế quyền gì?. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Hiến pháp 2013
- Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
- Bộ luật Lao động 2019
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Luật Thi hành án Hình sự 2019
- Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
Hình phạt tù là hình phạt gì?
Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về hình phạt tù có 02 dạng:
- Hình phạt tù có thời hạn;
- Hình phạt tù chung thân.
Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tù có thời hạn như sau:
– Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định.
- Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 03 tháng và mức tối đa là 20 năm.
- Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 01 ngày tù.
– Không áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vô ý và có nơi cư trú rõ ràng.
Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tù chung thân như sau:
- Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.
- Không áp dụng hình phạt tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
Người đi tù bị hạn chế quyền gì?
Theo khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng.
Theo quy định tại Điều 44 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về việc tước một số quyền công dân như sau:
– Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:
- Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;
- Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
– Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.
Như vậy thông quy định trên ta biết được rằng khi Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật Hình sự sẽ bị tước một hoặc một số quyền công dân.
Ngoài quy định trên người bị kết án tù có thời hạn hoặc tù chung thân sẽ bị hạn chế một số quyền như sau:
– Hạn chế quyền tự do đi lại và cư trú:
Theo quy định tại Điều 23 Hiến pháp 2013 quy định: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Tuy nhiên, khi bị phạt tù, người phải chấp hành án phạt tù đương nhiên bị hạn chế quyền tự do đi lại và cư trú.
– Không được thành lập, quản lý doanh nghiệp:
- Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định người đang chấp hành hình phạt tù sẽ không được thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp.
- Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020 thì thành viên hợp danh bị chấm dứt tư cách nếu đang chấp hành án phạt tù.
- Theo quy định tại khoản 8 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định trường hợp thành viên công ty là cá nhân đang chấp hành hình phạt tù thì thành viên đó ủy quyền cho người khác thực hiện một số hoặc tất cả quyền và nghĩa vụ của mình tại công ty.
– Bị hạn chế quyền lao động: Theo khoản 4 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019, người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì bị chấm dứt hợp đồng lao động.
– Bị tước quyền ứng cử đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định về những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân có quy định: Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án.
– Không được thi công chức, có thể bị “đuổi” khỏi công chức:
- Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích thì không được đăng ký dự tuyển công chức.
- Ngoài ra, Luật cán bộ, công chức và viên chức sửa đổi 2019 cũng quy định, tùy theo hành vi mà người bị kết án tù còn có thể bị xử lý kỷ luật theo những hình thức khác như thôi việc, thôi giữ chức vụ, đình chỉ công tác, …
Quy định về thi hành án phạt tước một số quyền công dân trong THAHS
Theo quy định tại Điều 125 Luật Thi hành án Hình sự 2019 quy định về thủ tục thi hành án phạt tước một số quyền công dân trong THAHS như sau:
– Hai tháng trước khi hết thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân có hình phạt bổ sung là tước một số quyền công dân, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh trong trường hợp phạm nhân chấp hành án tại cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về nội dung quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Sở Tư pháp nơi người đó về cư trú.
– Ngay sau khi phạm nhân có hình phạt bổ sung là tước một số quyền công dân chấp hành xong án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khunơi người đó chấp hành án phải gửi giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, bản sao bản án, bản sao quyết định thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án về cư trú.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các văn bản quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chấp hành án về cư trú có trách nhiệm lập hồ sơ thi hành án phạt tước một số quyền công dân và thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú. Hồ sơ bao gồm:
- Bản sao bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật; bản sao quyết định thi hành án phạt tù;
- Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù;
- Tài liệu khác có liên quan.
– Trường hợp người chấp hành án phạt tước một số quyền công dân là người được hưởng án treo thì sau khi nhận được bản án, quyết định thi hành án do Tòa án ra quyết định thi hành án gửi, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập hồ sơ và thông báo cho cơ quan nơi người chấp hành án làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú.
– Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người bị tước một số quyền công dân về cư trú có nhiệm vụ theo dõi, giám sát việc thực hiện thi hành án phạt tước một số quyền công dân theo bản án của Tòa án; cung cấp danh sách người bị tước một số quyền công dân khi có đề nghị của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền.
Khi hết thời hạn chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong án phạt tước một số quyền công dân. Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt có trụ sở.
– Trường hợp người chấp hành án chết, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo, Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải ra quyết định đình chỉ thi hành án và gửi cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Viện kiểm sát cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
- Án treo có được đi làm không?
- Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù phải không?
- Cải tạo không giam giữ có được đi làm không?
- Án treo và cải tạo không giam giữ cái nào nặng hơn?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Người đi tù bị hạn chế quyền gì?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; giấy trích lục kết hôn; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; Giấy phép sàn thương mại điện tử hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận người chấp hành án, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải thông báo cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án, thân nhân của người chấp hành án phạt tù biết và báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự.
– Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện được chỉ định thi hành án phải tiếp nhận người chấp hành án phạt tù khi có đủ hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 26 của Luật này.
– Khi tiếp nhận người chấp hành án phạt tù, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm sau đây:
+ Kiểm tra thông tin để xác định đúng người chấp hành án phạt tù theo quyết định thi hành án của Tòa án;
+ Lập biên bản giao nhận người chấp hành án phạt tù; biên bản bàn giao hồ sơ, tài liệu;
+ Kiểm tra người chấp hành án phạt tù; kiểm tra và xử lý đồ vật mang theo trước khi đưa vào buồng giam;
+ Tổ chức khám sức khỏe cho người chấp hành án phạt tù và trẻ em dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam (nếu có);
+ Giải thích quyền, nghĩa vụ của phạm nhân; phổ biến nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân.
– Cơ quan tiếp nhận phổ biến cho phạm nhân thực hiện các quy định sau đây:
+ Chỉ được đưa vào buồng giam những đồ dùng theo quy định; trường hợp có tư trang chưa dùng đến, có tiền, giấy tờ có giá,các loại thẻ thanh toán bằng hình thức điện tử, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải gửi trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự + Công an cấp huyện quản lý; trường hợp phạm nhân có nhu cầu được chuyển số tiền, đồ dùng, tư trang cho thân nhân hoặc người đại diện và tự chịu chi phí thì trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm thực hiện việc chuyển hoặc giao trực tiếp cho thân nhân hoặc người đại diện của phạm nhân tại nơi chấp hành án;
+ Không được sử dụng tiền, giấy tờ có giá tại nơi chấp hành án. Việc phạm nhân mua lương thực, thực phẩm và các hàng hóa khác để phục vụ đời sống, sinh hoạt tại nơi chấp hành án được thực hiện bằng hình thức mua qua sổ lưu ký;
+ Không được đưa vào nơi chấp hành án đồ vật thuộc danh mục cấm do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.