Chào Luật sư, tôi có một số thắc mắc về quyền sở hữu tài sản đặc biệt là trong trường hợp sở hữu xe máy, chiếc xe máy hiện tại tôi dùng do tôi đứng tên nhưng vợ tôi lại tự ý bán chiếc xe đó mà không hỏi ý kiến của tôi . Luật sư cho tôi hỏi Người chủ chiếc xe máy có quyền nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Người chủ chiếc xe máy có quyền nào? Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Tài sản là gì?
Với tư cách là khách thể quyền sở hữu – đã được Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) xác định như sau: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Vật
Vật là đối tượng của thế giới vật chất theo nghĩa rộng bao gồm cả động vật, thực vật, vật với ý nghĩa vật lý ở mọi trạng thái (rắn, lỏng, khí).
Với ý nghĩa là một phạm trù pháp lý, vật là một bộ phận của thế giới vật chất có thể đáp ứng được một nhu cầu nào đó (vật chất) của con người. Tuy nhiên, không phải bất cứ một bộ phận nào của thế giới vật chất đều được coi là vật. Vì vậy, có những bộ phận của thế giới vật chất ở dạng này thì được coi là vật nhưng ở dạng khác lại không được coi là vật.
Như vậy, ngoài yếu tố đáp ứng được nhu cầu của con ngưòi, vật có thực vdi tính cách là tài sản phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đăc trưng giá trị và trở thành đối tượng của giao lưu dân sự.
Do sự phát triển của khoa học, công nghệ, khái niệm vật trong khoa học pháp lý cũng được mở rộng.
Ví dụ: Phần mềm trong máy tính hoặc chất thải nếu sử dụng làm nguyên liệu sẽ được coi là vật, nhưng bình thường không được coi là vật.
Vật là tài sản không chỉ là những vật tồn tại hiện hữu mà còn bao gồm cả những vật (hay tài sản) chắc chắn sẽ có. Điều 175 BLDS đã xác định loại tài sản này là: hoa lợi và lợi tức. Đây chính là sự gia tăng của tài sản trong nhũng điều kiện nhất định. Tương tự, tiền và những loại giấy tờ có giá cũng được xác định là những loại tài sản có tính chất đặc biệt.
Quyền tài sản
Ngoài vật, tiền— tài sản còn được xác đinh là quyền tài sản theo quy định tại Điều 115 BLDS: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”.
Quyền tài sản hiểu theo nghĩa rộng là quyền của cá nhân, tổ chức được pháp luật cho phép thực hiện hành vi xử sự đối với tài sản của mình và yêu cầu nguời khác phải thực hiện một nghĩa vụ đem lại lại ích vật chất cho mình. Xét theo ý nghĩa này thì quyền sở hữu cũng là quyền tài sản (vật quyền). Quyền yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ tài sản (trái quyền) cũng là quyền tài sản.. Trên cơ sở quan niệm như vậy, Luật La mã phân loại quyền tài sản (quyền dân sự) thành vật quyền và trái quyền mà không phân thành quyền tài sản và quyền sở hữu .Vì suy cho cùng quyền sở hữu tài sản cũng ỉà quyền tài sản.
Điều 115 BLDS quy định quyền tài sản là quyền trị giá bằng tiền. Theo quy định này, Nhà lập pháp muốn nói tới quyền đối nhân, tức là quyền của một chủ thể đối với một chủ thể khác và quyền này trị giá bằng tiền.
Vậy, theo quy định tài Điều 115, thì quyền tài sản là quyền yêu cầu người khác thực hiện nghĩa vụ có giá trị bằng một khoản tiền nhất định như trả nợ, bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu người khác chuyển giao giá trị của một vật. Ví dụ quyền yêu cầu thanh toán giá trị tài sản chung.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lỷ của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phạm vi tài sản với tính cách là khách thể của quyên sở hữu -là không hạn chế. Chúng bao gồm toàn bộ các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong xã hội. Nghĩa là quyền sở hữu có thể được xác lập với bất kỳ một loại tài sản nào, miễn là pháp luật không cấm lưu thông dân sự.
Người chủ chiếc xe máy có quyền nào?
Quyền chiếm hữu
Chiếm hữu được hiểu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.
Chiếm hữu bao gồm hai trường hợp là chiếm hữu của chủ sở hữu và trường hợp chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu. Đối với trường hợp chiếm hữu của người người không phải là chủ sở hữu thì không thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản, trừ trường hợp tài sản được xác lập quyền sở hữu đó là tài sản vô chủ hoặc là tài sản không xác định được chủ sở hữu. Trường hợp chiếm hữu của chủ sở hữu thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình.
Như vậy chủ xe máy là người được toàn quyền chiếm hữu xe máy, nắm giữ và chi phối tài sản một cách trực tiếp mà không phải dựa vào ý chí của các chủ thể khác. Tuy nhiên, cần lưu ý là mặc dù chủ sở hữu là chủ thể có toàn quyền chiếm hữu tài sản của mình nhưng việc chiếm hữu đó không được trái pháp luật, trái với đạo đức xã hội.
Quyền sử dụng
Quyền sử dụng được hiểu là quyền khai thác công dụng của tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng tài sản có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
Quyền sử dụng tài sản của chủ sở hữu là việc sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc hay lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Trường hợp đối với người không phải là chủ sở hữu của tài sản thì được sử dụng tài sản theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật tại Điều 194 Bộ luật dân sự.
Ngoài ra, trong một số trường hợp khác mà pháp luật quy định, cơ quan hoặc tổ chức cũng có quyền sử dụng tài sản của cá nhân trên cơ sở một văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Chẳng hạn như cơ quan, tổ chức sử dụng tài sản bị trưng dụng.
Trong trường hợp này chủ xe máy sẽ được tự do sử dụng chiếc xe của mình theo quy định pháp luật.
Quyền định đoạt
Theo quy định tại Điều 192 Bộ luật dân sự 2015 thì quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản của chủ sở hữu tài sản.
Điều kiện thực hiện quyền định đoạt: phải do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện việc định đoạt không trái với quy định của pháp luật
Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu được hiểu là chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay hoặc để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hay tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu tài sản thực hiện quyền định đoạt tài sản ở hai khía cạnh:
– Định đoạt về số phận thực tế của tài sản
Định đoạt về số phận thực tế của tài sản hoặc làm cho tài sản không còn trong thực tế nữa, chẳng hạn như việc tiêu dùng hết tài sản, hủy bỏ hoặc từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản. Trong việc định đoạt số phận thực tế của tài sản, chủ sở hữu chỉ cần bằng hành vi của mình tác động trực tiếp đến tài sản.
– Định đoạt về số phận pháp lý của tài sản
Định đoạt về số phận pháp lý của tài sản là việc làm chuyển giao quyền sở hữu đối với tài sản từ người này sang người khác. Thông thường định đoạt về số phận pháp lý của tài sản phải thông qua các giao dịch phù hợp với ý chí của chủ sỡ hữu như bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế tài sản,… thông qua việc định đoạt tài sản mà chủ sở hữu có thể tiêu dùng hết hoặc chuyển quyền chiếm hữu tạm thời (trong hợp đồng gửi giữ); quyền chiếm hữu và quyện sử dụng tài sản trong một khoảng thời hạn (trong hợp đổng cho thuê, cho mượn) hoặc chủ sở hữu chuyển giao quyển sở hữu tài sản cho người khác bằng hợp đổng bán, đổi, cho… theo quy định của pháp luật.
Trong việc định đoạt về số phận pháp lý của tài sản, chủ sở hữu phải thiết lập với chủ thể khác một quan hệ pháp luật dân sự. Đối với hình thức định đoạt này, Bộ luật dân sự đã quy định: Người định đoạt tài sản phải là người có năng lực hành vi dân sự. Nghĩa là, người đó phải có đầy đủ tư cách chủ thể. Trong những trường hợp tài sàn ít giá trị (chủ yếu tài sản là động sản) thì việc thực hiện quyền định đoạt tài sản có thể bằng phương thức giản đơn như: thoả thuận miệng, chuyển giao ngay tài sản… nhưng trong những trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục, thì phải tuân theo những quy định đó
Về hình thức sở hữu
Bộ luật Dân sự 2015 ghi nhận 03 hình thức sở hữu bao gồm: sở hữu toàn dân; sở hữu riêng và sở hữu chung. Cụ thể như sau:
– Sở hữu toàn dân: trong trường hợp đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đại diện thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân, Chính phủ thống nhất quản lý và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, hiệu quả và tiết kiệm tài sản thuộc sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật.
– Sở hữu riêng là sở hữu tài sản của một cá nhân hoặc một pháp nhân; tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng hay giá trị tài sản.
– Sở hữu chung là sở hữu tài sản của nhiều chủ thể đối với tài sản, sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.
Mời bạn xem thêm:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là toàn bộ những kiến thức mà Luật sư X chia sẻ với các bạn về “Người chủ chiếc xe máy có quyền nào?“. Hy vọng qua bài viết các bạn đã nắm được quy định về quyền của mình về sở hữu xe máy.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty TNHH 1 thành viên, hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, giấy phép sàn thương mại điện tử, dịch vụ thám tử tận tâm, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quy định tạm ngừng kinh doanh, trích lục kết hôn tại đại sứ quán, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trong đó, người giữ xe có nghĩa vụ: Bảo quản tài sản như đã thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ; và phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng (Điều 562 BLDS).5:
Theo Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014 của Bộ công an quy định về đăng ký xe: “Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe”. Theo quy định trên, trong vòng 30 ngày kể từ ngày hợp đồng mua bán xe được công chứng, chị An phải làm thủ tục đăng ký sang tên xe.
Về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu: Khoản 2 Điều 168 Bộ luật dân sự quy định: “Việc chuyển quyền sở hữu đối với động sản có hiệu lực kể từ thời điểm động sản được chuyển giao, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Điều 439 Bộ luật dân sự cũng có quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản mua bán như sau: “Ðối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó”.
Do đó, quyền sở hữu chiếc xe máy chỉ được chuyển cho chị An khi chị An hoàn thành thủ tục đăng ký xe theo quy định. Về việc hưởng hoa lợi, lợi tức, chịu rủi ro đối với tài sản được quy định như sau:
Hưởng hoa lợi, lợi tức: Trong trường hợp tài sản mua bán chưa được chuyển giao mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức thuộc về bên bán (Khoản 3 Điều 439 Bộ luật dân sự).
Chịu rủi ro (Điều 440 Bộ luật dân sự):
Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản mua bán cho đến khi tài sản được giao cho bên mua, còn bên mua chịu rủi ro đối với tài sản mua bán kể từ khi nhận tài sản, nếu không có thỏa thuận khác.
Ðối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, kể cả khi bên mua chưa nhận tài sản, nếu không có thỏa thuận khác.
Về trách nhiệm khi người sử dụng xe gây tai nạn:
Theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ: “Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt …”, pháp luật quy định trách nhiệm của người có hành vi gây tai nạn, chứ không xử lý đối với chủ xe.
Tuy nhiên, nếu tại thời điểm gây tai nạn, đăng ký xe vẫn mang tên anh (chị An chưa chuyển quyền sở hữu theo quy định) thì anh cần lưu ý vấn đề sau đây:
Trong trường hợp người điều khiển xe gây tai nạn mà nguyên nhân xuất phát từ việc xe không đảm bảo chất lượng để lưu hành theo quy định thì bạn có thể có trách nhiệm liên quan. Ðiều 430 Bộ luật dân sự quy định chất lượng của vật mua bán do các bên thỏa thuận nhưng “bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho bên mua thông tin cần thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó” (Điều 442 Bộ luật dân sự), và “bên bán phải bảo đảm giá trị sử dụng hoặc các đặc tính của vật mua bán” (Điều 444 Bộ luật dân sự). Trong trường hợp, bạn vi phạm các nghĩa vụ trên, do đó mà chị An không thể biết được việc xe không đảm bảo chất lượng để lưu hành, dẫn đến việc gây tai nạn khi điều kiển xe thì bạn cũng có thể có trách nhiệm liên quan.
Các trường hợp khác mà chủ thể có quyền ưu tiên mua theo quy định của pháp luật như: Ví dụ Khoản 3 Điều 218 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định:
Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.
Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.
Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.