Nghỉ phép năm là một trong những quyền lợi mà người lao động được hưởng trong 01 năm làm việc cho doanh nghiệp. Vậy trong trường hợp đối với lao động nữ trong chế độ thai sản liệu thời gian nghỉ thai sản có được tính vào phép năm hay không? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn nội dung pháp luật quy định về nghỉ thai sản có được tính phép năm không? Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc
Căn cứ pháp lý
Bộ luật lao động năm 2019
Nghỉ thai sản có được tính phép năm không?
Nghỉ thai sản hay còn gọi là nghỉ việc hưởng chế độ khi sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hoặc nghỉ việc khi vợ sinh con là một chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội.
Trên thực tế, khi người lao động làm việc, thông thường họ sẽ không có hoặc không đủ thời gian để được nghỉ ngơi trong những dịp cần thiết, đặc biệt là sau thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi. Do vậy, việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định về chế độ thai sản khi tham gia bảo hiểm xã hội và chế độ nghỉ phép hằng năm là một trong những việc làm cần thiết, quan trọng, góp phần khuyến khích người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, cũng như tự bảo vệ các quyền lợi chính đáng cho mình.
Vậy thời gian nghỉ thai sản có được tính phép năm không? Mời bạn theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết để được giải đáp câu hỏi trên
Thời gian nghỉ thai sản có được tính phép năm không?
Căn cứ theo Bộ luật lao động năm 2019 quy định về nghỉ phép hằng năm, theo đó, người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động tương ứng như sau:
– 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
– 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt;
– 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;
– 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt.
Trong đó, thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm được hướng dẫn cụ thể, chi tiết tại Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, theo đó, thời gian làm việc cho người lao động là cơ sở để xác định chính xác số ngày nghỉ hằng năm cho người lao động bao gồm:
– Thời gian tập nghề, học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề;
– Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động;
– Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương, gồm: Kết hôn; Con kết hôn; Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết;
– Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được phía người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng;
– Thời gian nghỉ việc do bị tai nạn lao động hoặc nghỉ việc do bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 06 tháng;
– Thời gian nghỉ việc do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng;
– Thời gian nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
– Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn;
– Thời gian phải ngừng việc hoặc phải nghỉ việc không do lỗi của người lao động;
– Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc, bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.
Như vậy, đối với những trường hợp nghỉ chế độ thai sản theo quy định của luật Bảo hiểm xã hội thì vẫn được tính là thời gian làm việc cho người sử dụng lao động và là cơ sở để tính ngày nghỉ phép hằng năm cho người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
Giải quyết chế độ thai sản ở đâu?
Theo quy định tại Điều Điều 102 Luật bảo hiểm xã hội 2014 về Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản:
“1. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 101 của Luật này cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Luật này nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trách nhiệm giải quyết của cơ quan bảo hiểm xã hội:
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
4. Trường hợp cơ quan bảo hiểm xã hội không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu báo cáo kết quả công việc trong tháng mới nhất năm 2022
- Mẫu bài thu hoạch đi thực tế mới nhất năm 2022
- Nộp sơ bảo hiểm xã hội bao lâu thì có tiền
- Thực trạng cải cách hành chính ở việt nam hiện nay
- Quy trình lễ kết nạp đảng viên
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nghỉ thai sản có được tính phép năm không”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như mẫu đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, thủ tục giải thể công ty mới thành lập, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao, cách tra cứu thông tin quy hoạch, dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn, dịch vụ luật sư thành lập công ty giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nghỉ phép năm hay ngày nghỉ hàng năm (cách gọi chính xác trong Luật lao động) là một trong những quyền lợi cơ bản và quan trọng mà người lao động (NLĐ) được hưởng trong 1 năm làm việc cho bất kỳ công ty, doanh nghiệp, tổ chức hay đơn vị nào (tức cho người sử dụng lao động (NSDLĐ))
Nghỉ thai sản hay còn gọi là nghỉ việc hưởng chế độ khi sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi hoặc nghỉ việc khi vợ sinh con là một chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội.