Ngân hàng và công ty tài chính là các tổ chức mà chúng ta thường hay thấy và sử dụng các hoạt động như thế chấp, vay vốn, vay tín dụng. Vậy ngân hàng và công ty tài chính được hiểu như thế nào, sự khác biệt cơ bản giữa ngân hàng và công ty tài chính ra sao? Ngân hàng và công ty tài chính khác nhau như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm ngân hàng là gì?
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì Ngân hàng là một trong các loại hình tổ chức tín dụng; trong đó thì ngân hàng khác với các loại tổ chức tín dụng ngân hàng không bị hạn chế phạm vi thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng như các tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Ngân hàng là tổ chức tín dụng ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng; và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan đến tín dụng ngân hàng. Ngân hàng khác biệt với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng còn lại; khi những tổ chức tín dụng khác không được nhận tiền gửi không kì hạn; không được làm dịch vụ thanh toán.
Ngân hàng hoạt động như thế nào?
Với tên gọi là ngân hàng và là một tổ chức tín dụng thì ngân hàng thực hiện các hoạt động để có thể duy trì; cụ thể được gọi là hoạt động ngân hàng; cụ thể ngân hàng thực hiện việc kinh doanh cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ như nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
+ Hoạt động nhận tiền: Theo khoản 13 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động nhận tiền gửi là một trong những hoạt động chính của ngân hàng. Ngân hàng tiến hành nhận tiền gửi của tổ chức; cá nhân dưới hình thức tiền gửi; các hình thức gửi tiền bao gồm: không kỳ hạn; tiền gửi có kỳ hạn; tiền gửi tiết kiệm; phát hành chứng chỉ tiền gửi; kỳ phiếu…
+ Hoạt động cấp tín dụng: Theo khoản 14 Điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng; theo đó ngân hàng thỏa thuận để tổ chức; cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền…
+ Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản: Căn cứ theo khoản 15 điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản được hiểu là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc; lệnh chi; ủy nhiệm chi…
+ Hoạt động cho vay: đồng thời với hoạt động nhận gửi tiền của cá nhân; tổ chức thì ngân hàng sẽ sử dụng các khoản tiền rỗi của ngân hành để cho vay.
Công ty tài chính là gì?
Công ty tài chính là một trong những tổ chức tín dụng phi ngân hàng; được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; tuy nhiên công ty tài chính không được thực hiện các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.
– Các hoạt động của công ty tài chính:
+ Huy động vốn: Để có thể duy trì hoạt động thì công ty tài chính phải huy động vốn; điều này sẽ ảnh hưởng tới sự tồn tại của doanh nghiệp.
Nguồn vốn huy động của loại hình doanh nghiệp công ty tài chính này bao gồm các nguồn tiền sau:
* Công ty tài chính tiến hành huy động vốn từ nguồn tiền gửi của các tổ chức và cá nhân có kỳ hạn; tuy nhiên về vấn đề tiền gửi ở công ty tài chính có quy định khác với ngân hàng;
* Luật tín dụng ngân hàng cho phép công ty tài chính phát hành kỳ phiếu với chứng chỉ tiền gửi cùng các loại giấy tờ có giá trị; do đó mà công ty tài chính có thể tiến hành phát hành các loại giấy tờ có giá này nhằm mục đích huy động vốn cả trong nước lẫn vốn nước ngoài.
* Công ty tài chính còn thực hiện các hoạt động nhận nguồn vốn ủy hoặc vay thêm từ các tổ chức tín dụng khác hoặc các tổ chức tài chính Quốc tế.
Hoạt động của công ty tài chính hiện nay ra sao?
Công ty tài chính tiến hành các hoạt động cho vay với các hình thức sau: Cho vay ngắn hạn; trung hạn; dài hạn; cho vay tiêu dùng; cho vay theo sự ủy thác của Chính phủ; hay của các cá nhân; tổ chức trong và ngoài nước tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Công ty tài chính tiến hành các hoạt động bảo lãnh: Công ty tài chính được bảo lãnh dựa trên uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Có các loại hình bảo lãnh sau: Bảo lãnh việc vay vốn; bảo lãnh thanh toán; bảo lãnh dự thầu; bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh cho việc bảo đảm chất lượng sản phẩm; bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước; bảo lãnh đối ứng; xác nhận bảo lãnh.
Ngân hàng và công ty tài chính khác nhau như thế nào?
– Về hoạt động của công ty tài chính và ngân hàng:
+ Công ty tài chính: được điều chỉnh bởi Luật tổ chức tín dụng 2010. Theo đó thì Công ty Tài chính là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng; cùng với công ty cho thuê tài chính và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng khác thì công ty tài chính thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật tổ chức tín dụng; trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.
Ngân hàng và công ty tài chính khác biệt nhau ở chỗ phạm vi hoạt động của Ngân hàng rộng hơn rất nhiều; trong khi ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng. thì phạm vi hoạt động nghiệp vụ của công ty tài chính bị pháp luật giới hạn hơn nhiều theo quy định của Luật tín dụng. Theo đó thì công ty tài chính chỉ được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng như đã nêu trên; trừ hoạt động nhận tiền gửi từ khách hàng.
– Về mức vốn pháp định: cả hai đều có vốn pháp định. Tuy nhiên; do đặc điểm cơ bản của ngân hàng và công ty tài chính mà ngân hàng luôn có vốn pháp định cao hơn.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Ngân hàng và công ty tài chính khác nhau như thế nào?”.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tra cứu thông tin quy hoạch, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà
- Dịch vụ làm thủ tục tặng cho Nhà đất
- Dịch vụ tư vấn thủ tục cho thuê đất
- Dịch vụ tư vấn thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp không có khả năng trả nợ khi đến hạn vì lý do bất đắc dĩ như mất việc làm, làm ăn thua lỗ hay phá sản… thì bên vay sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ được thực hiện khi có hành vi phạm tội, gây nguy hiểm cho xã hội và cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.
Nếu có khả năng trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn thì bên vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
– Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận;
– Lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả theo thỏa thuận nhưng tối đa 10%/năm;
– Lãi trên dư nợ gốc quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả; nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn.