Xin chào Luật sư. Em là An, sinh viên năm ba khoa luật, Học viện Thanh thiếu niên. Em có câu hỏi về Luật Đất đai như sau: Khi mua đất thì đứng tên một mình vợ được không? Được biết giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một loại giấy tờ pháp lý quan trọng. Đang trong thời kỳ hôn nhân nếu là tài sản chung thì phải đứng tên cả hai vợ chồng. Vậy không biết chỉ đứng tên một mình người vợ được không ạ? Cảm ơn Luật sư. Rất mong nhận được hồi đáp.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề “Mua đất đứng tên một mình vợ được không?” như sau:
Căn cứ pháp lý
Mua đất đứng tên một mình vợ được không?
Trường hợp nếu là tài sản chung của vợ chồng
Việc ghi tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được pháp luật đất đai quy định rõ cho dù nhà đất được chứng nhận là tài sản riêng hay tài sản chung.
Khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
“Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người”.
Không chỉ Luật Đất đai quy định về nội dung này mà tại khoản 1 Điều 34 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung như sau:
“Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.””.
Như vậy, nhà đất là tài sản chung thì phải ghi cả tên vợ và chồng vào giấy chứng nhận. Trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người được phép ghi tên một người.
Lưu ý: Trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu.
Trường hợp nếu vợ tự mua đất bằng số tiền riêng
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 98 Luật Đất đai đã nêu ở trên, thì chỉ khi nào quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ chồng thì pháp luật mới yêu cầu ghi tên cả 2 vợ chồng trong các giấy tờ về quyền sở hữu đất đai.
Ví dụ, trường hợp người vợ mua đất bằng số tiền tích cóp riêng của mẹ. Do đó, người chồng không có bất kỳ liên quan nào đến số tiền này, trừ khi mẹ vợ tặng cho cả 2 vợ chồng.
Tuy nhiên, mẹ vợ cần phải có giấy tờ về tặng cho riêng người vợ số tiền đó thì lúc này số tiền đó thuộc sở hữu của riêng bạn, sau đó bạn tiến hành các thủ tục mua bán đất và đứng tên quyền sở hữu thông thường.
Trường hợp không có văn bản tặng cho thì số tiền đó có thể sẽ được coi là tài sản chung của vợ chồng.
Thủ tục mua bán đất đai
Bước 1: Bạn và bên bán giao kết Hợp đồng mua bán tài sản, sau đó liên hệ với UBND hoặc phòng công chứng nơi có tài sản nộp hồ sơ, yêu cầu công chứng, chứng thực hợp mua bán đó.
Bước 2: Sau khi hoàn tất việc công chứng, chứng thực tại UBND hoặc phòng công chứng, bạn và bên bán nộp hồ sơ tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ thuộc UBND quận/ huyện hoặc Văn phòng đăng ký nhà đất thuộc Sở tài nguyên và môi trường.
Bước 3: Cơ quan tiếp nhận sẽ thông báo số tiền thuế, lệ phí trước bạ nhà đất để và địa chỉ nộp thuế để bạn và bên bán nộp.
Bước 4: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí. Bạn gửi lại biên lai đã nộp thuế, lệ phí cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Bước 5: Bạn và bên bán mang CMND lên nhận sổ đỏ đã sang tên.
Trường hợp ghi tên một người có được tự ý bán đất không?
Câu trả lời là Không. Đối với trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người được phép ghi tên một người vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì người được ghi tên đó không được tự ý bán đất.
Căn cứ Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, trường hợp nhà đất là tài sản chung nhưng chỉ đứng tên vợ hoặc tên chồng thì người đứng tên không được tự ý chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, góp vốn,…mà phải có sự thỏa thuận của vợ chồng bằng văn bản.
Trường hợp tự ý chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, góp vốn bằng nhà, đất mà không có văn bản thỏa thuận thì tổ chức công chứng từ chối công chứng, UBND cấp xã từ chối chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho,….
Trong trường hợp thực hiện xong thủ tục sang tên nhà đất là tài sản chung mà không có văn bản thỏa thuận thì người còn lại có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, góp vốn đó là vô hiệu.
Hậu quả giao dịch vô hiệu
Theo Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015, hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
– Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
– Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
Kết luận: Trường hợp nhà, đất là tài sản chung thì giấy chứng nhận phải đầy đủ tên vợ và chồng, trừ trường hợp vợ chồng thỏa thuận một người đứng tên. Mặt khác, dù một mình đứng tên nhưng không được tự ý chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Có thể bạn quan tâm
- Thủ tục nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp năm 2022
- Thủ tục bố mẹ cho con đất 2022 như thế nào?
- Tặng cho quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mua đất đứng tên một mình vợ được không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về xác nhận tình trạng hôn nhân online tpHCM, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nếu bạn thuộc trường hợp sau: Trong trường hợp bạn dùng tiền riêng của mình để mua và bạn không muốn nhập vào tài sản chung của vợ chồng thì vợ bạn có thể làm cam kết tài sản riêng. Khi ký hợp đồng nhận chuyển nhượng, bạn sẽ tự mình ký mà không cần có chữ ký của vợ/ chồng.
Còn đối với trường hợp là tài sản chung vợ chồng:
Theo khoản 2 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
“2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.”
Như vậy, bạn cần xác định rõ tài sản là mảnh đất trên khi mua thuộc tài sản chung của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân hay tài sản riêng của bạn.
Ai là người đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không quan trọng, vấn đề cốt lõi và mấu chốt là xác định đó có phải tài sản chung của vợ chồng hay không.
Nếu là tài sản chung của vợ chồng thì cần sự đồng ý của cả hai. Nhưng nếu là tài sản riêng của vợ thì chồng không cần phải ký tên.
Theo quy định Luật đất đai 2013, người sử dụng đất có thể là cá nhân, không có hạn chế về độ tuổi đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Do đó, đối với người dưới 18 tuổi vẫn được đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khi đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có người giám hộ đứng kèm trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.