Thừa kế là một trong những chế định quan trọng trong quy định của pháp luật dân sự. Theo đó, khi phát sinh sự kiện thừa kế, khai nhận di sản là một trong những bước quan trọng để chuyển giao quyền sở hữu tài sản của người chết sang người thừa hưởng di sản. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ gửi đến bạn mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc.
Văn bản khai nhận di sản thừa kế là gì?
Văn bản khai nhận di sản thừa kế là văn bản nhằm xác nhận phần di sản thừa kế mà người thừa kế được hưởng.
Khai nhận di sản thừa kế được áp dụng khi người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó.
Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Mẫu văn bản khi có một người thừa kế duy nhất.
Mẫu văn bản khai nhận di sản khi có nhiều người thừa kế.
Còn đối với trường hợp khi có nhiều người thừa kế, bạn có thể sử dụng mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế dưới đây:
Hướng dẫn điền thông tin văn bản nhận tài sản thừa kế
Từ văn bản khai nhận di sản thừa kế nêu trên, cần hoàn thiện thông tin để di chúc có giá trị pháp lý. Cụ thể như sau:
Về thông tin của người để lại di sản: Cần điền đầy đủ họ tên, ngày sinh, giấy tờ tùy thân và nơi cư trú.
Thông tin về tài sản của người để lại di sản: gồm toàn bộ những tài sản chung và tài sản riêng của người để lại di sản di chúc bao gồm thông tin và các giấy tờ chứng minh.
- Đối với tài sản là bất động sản như quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản gắn liền trên đất thì sẽ có thông tin về vị trí thửa đất, số tờ bản đồ, số thừa, diện tích đất, nguồn gốc sử dụng đất, … diện tích xây dựng, diện tích sàn, số tầng, năm hoàn thành xây dựng … của căn nhà, thông tin về giấy tờ sở hữu như cơ quan cấp, ngày tháng cấp, số phát hành….
- Đối với tài sản là động sản như xe ô tô, xe máy thì phải nêu được thông tin về biển số xe, số giấy đăng ký ô tô, ngày tháng năm cấp đăng ký xe, thông tin về chủ sở hữu, nhãn hiệu, số loại, màu sơn, số khung, số máy, loại xe….
- Đối với tài sản là thẻ tiết kiệm thì phải nêu được thông tin về ngân hàng nơi lập thẻ tiết kiệm, số tiền tiết kiệm, kỳ hạn gửi tiết kiệm, lãi suất gửi tiết kiệm…
Hồ sơ, thủ tục công chứng văn bản khai nhận di sản.
1. Nơi thực hiện công chứng
Người yêu cầu công chứng có quyền lựa chọn 1 trong 2 đơn vị sau:
– Phòng công chứng của Nhà nước.
– Văn phòng công chứng tư.
2. Hồ sơ cần chuẩn bị
Để thực hiện công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế, người yêu cầu công chứng phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
– Phiếu yêu cầu công chứng (khi tới phòng hoặc văn phòng công chứng thì điền theo mẫu).
– Bản sao giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng. Tùy thuộc vào từng mối quan hệ mà có giấy tờ khác nhau tương ứng, ví dụ:
+ Quan hệ hôn nhân là giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, nếu kết hôn trước ngày 03/01/1987 thì không bắt buộc phải có giấy đăng ký kết hôn mà sử dụng các giấy tờ khác chứng minh mối quan hệ hôn nhân thực tế.
+ Quan hệ huyết thống thì sử dụng giấy khai sinh,…
+ Quan hệ nuôi dưỡng thì sử dụng giấy khai sinh, quyết định nhận con nuôi,…
– Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết; giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu có)…
– Các giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người khai nhận di sản thừa kế.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, Sổ hồng).
– Hợp đồng ủy quyền (nếu có trong trường hợp nhiều người được nhận thừa kế nhưng không chia di sản),…
– Dự thảo văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có).
3. Các bước thực hiện công chứng
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu công chứng
Sau khi nhận hồ sơ, công chứng viên sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra:
– Nếu hồ sơ đầy đủ: Công chứng viên tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ: Công chứng viên hướng dẫn và yêu cầu bổ sung.
– Nếu hồ sơ không có cơ sở để giải quyết: Công chứng viên giải thích lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ.
Bước 2: Niêm yết việc thụ lý văn bản khai nhận di sản
Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn nơi người để lại di sản thường trú cuối cùng và nơi có nhà đất (nếu không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó).
Nội dung niêm yết phải nêu rõ các nội dung sau:
– Họ, tên người để lại di sản;
– Họ, tên của những người khai nhận di sản;
– Quan hệ của những người khai nhận di sản với người để lại di sản;
– Danh mục di sản thừa kế.
Đặc biệt, trong thông báo niêm yết phải ghi rõ:
Nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản, bỏ sót người thừa kế, di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó phải gửi cho tổ chức hành nghề công chứng thực hiện niêm yết
Sau 15 ngày niêm yết, UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết.
Bước 3: Hướng dẫn ký văn bản khai nhận di sản
Sau khi nhận được niêm yết mà không có khiếu nại, tố cáo thì tổ chức hành nghề công chứng thực hiện giải quyết hồ sơ:
– Nếu đã có dự thảo văn bản khai nhận: Công chứng viên kiểm tra các nội dung trong văn bản đảm bảo không có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội…
– Nếu chưa có dự thảo: Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người khai nhận di sản. Sau khi soạn thảo xong, người thừa kế đọc lại nội dung, đồng ý và sẽ được công chứng viên hướng dẫn ký vào Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
Bước 4: Ký chứng nhận và trả kết quả
Công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình bản chính các giấy tờ đã nêu ở trên để đối chiếu trước khi ký xác nhận vào lời chứng và từng trang của văn bản khai nhận này.
Sau khi ký xong sẽ tiến hành thu phí, thù lao công chứng, các chi phí khác và trả lại bản chính văn bản khai nhận cho người thừa kế.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu báo cáo tiến độ thực hiện dự án mới nhất năm 2022
- Hướng dẫn cách viết biên bản họp phụ huynh
- Mẫu nội quy công ty mới nhất năm 2022
- Mẫu di chúc không cần công chứng
- Đơn trình báo mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thông tin liên hệ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu văn bản khai nhận di sản thừa kế″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Di sản thừa kế là tài sản của người chết trong khối tài sản chung với chủ thể khác. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất. Quyền sở hữu chung được xác lập theo thỏa thuận, theo quy định của pháp luật hoặc theo tập quán
Phân chia di sản theo pháp luật là chia di sản thành các phần bằng nhau và giao di sản cho những người ở cùng hàng thừa kế được hưởng. Những người thừa kế có quyền yêu cầu chia bằng hiện vật; nếu không thể chia đầu bằng hiện vật thì những người thừa kế thỏa thuận về việc định giá hiện vật và người nhận hiện vật