Trong qúa trình công tác, hoạt động của công ty việc chuyển đến chi nhánh, địa điểm khác để thực hiện kinh doanh là việc rất bình thường, được diễn ra ngày nay khá phổ biến. Việc điều chuyển này sẽ thực hiện theo quy định pháp luật Doanh nghiệp và quy định pháp luật về lao động. Bên cạnh việc thay đổi địa điểm hoạt động thì việc điều chuyển nhân sự diễn ra cũng là điều tất yếu. Quyết định điều chuyển nhân sự là mẫu văn bản của chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật công doanh nghiệp ban hành để thay đổi cơ cấu nhân sự của công ty. Vậy quy định pháp luật về việc điều chuyển nhân sự nội bộ ra sao? Mẫu quyết định điều chuyển nhân sự nội bộ được soạn thảo thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Mẫu quyết định điều chuyển nhân sự là gì?
Mẫu quyết định điều chuyển nhân sự là mẫu văn bản hành chính – nhân sự được sử dụng khi có quyết định điều chuyển công tác của một cá nhân nào đó đang làm việc tại công ty/doanh nghiệp điều chuyển sang một bộ phận mới trong công ty. Mẫu quyết định điều chuyển công tác dựa vào Luật doanh nghiệp cùng với các điều khoản, quy định của công ty để làm căn cứ đưa ra quyết định.
Quy định của pháp luật về điều chuyển nhân sự
Theo quy định thì các tổ chức, doanh nghiệp được phép điều động, thuyên chuyển nhân sự trong trường hợp cần tăng thêm người lao động để hoàn thành đúng hạn nhiệm vụ được giao hoặc nếu trường hợp công ty muốn đạt kết quả cao khi bổ sung thêm lao động.
Người sử dụng lao động có quyền điều chuyển người lao động làm công việc khác trong các trường hợp:
– Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;
– Áp dụng biện pháp khắc phục, ngăn ngừa thiên tai, tai nạn lao động;
– Bệnh nghề nghiệp;
– Sự cố điện, nước;
– Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh được quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp; hợp đồng lao động;
Thời hạn điều chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động là không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm trừ trường hợp được sự đồng ý bằng văn bản của người lao động.
Trường hợp được phép điều chuyển nhân sự
Theo quy định của pháp luật, khi ký kết hợp đồng lao động các bên phải tuân thủ nội dung hợp đồng đã ký kết. Nếu có sự thay đổi trong quá trình thực hiện hợp đồng thì cần phải có sự đồng ý của hai bên. Tuy nhiên trong một số trường hợp để bảo vệ quyền và lợi ích của người sử dụng lao động thì pháp luật quy định cho phép người sử dụng lao động được thực hiện khác so với nội quy của công ty cũng như khác nội dung trong hợp đồng lao động trong việc điều chuyển người lao động làm công việc khác so với quy định ghi trong hợp đồng.
Thứ nhất, người sử dụng lao động có quyền điều chuyển người lao động khi gặp những trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.
Theo như quy định thì người lao động chỉ có trách nhiệm thực hiện phần công việc như đã ký kết với bên sử dụng lao động. Nếu người sử dụng lao động không sắp xếp đúng vị trí cho người lao động như đã thỏa thuận thì người lao động có quyền khiếu nại hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng. Thực tế, trong quá trình hoạt động và làm việc, người sử dụng lao động có thể sẽ gặp khó khăn và từ đó cần thay đổi vị trí công việc của người lao động sang vị trí công việc khác thì họ sẽ có quyền điều chuyển người lao động tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định theo đúng quy định của pháp luật.
Những sự cố như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động sẽ có quyền điều chuyển người lao động tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
Thứ hai, Việc điều chuyển người lao động sang vị trí công việc khác so với hợp đồng lao động không được phép quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong vòng 01 năm. Trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Thứ ba, khi chuyển người lao động sang làm công viêc khác thì người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc và thông báo rõ thời hạn làm tạm thời, bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
Trong trường hợp người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động mà ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo đúng quy định.
Nội dung của mẫu đơn điều chuyển nhân sự
– Phía trên góc bên trái của mẫu đơn điều chuyển nhân sự sẽ ghi tên đơn vị và số quyết định;
– quốc hiệu tiêu ngữ là nội dung không thể thiếu trong đơn;
– Trong nội dung cần ghi rõ chức danh của người điều chuyển và tên cơ quan;
+ Trong điều 1 nêu rõ tên, chức vụ người ddowcj ddieuf chuyển và bộ phận, vị trí hiện tại mà người đó làm việc. Ghi rõ địa điểm người lao động sẽ nhận công tác sau khi điều chuyển. Điều 1 cũng ghi tên cơ quan và tên địa phương cũng như ngày người lao động bắt đầu làm việc tại bộ phận mới;
+ Điều 2 công ty sẽ quy định về lương và phương thức thanh toán tiền lương cho người lao động. Trong điều này ghi rõ tên cơ quan mới sẽ trả lương cho người lao động theo mức được quy định;
+ Điều 3 sẽ quy định những đối tượng, bộ phận thi hành quyết định.
– Nêu rõ địa điểm nhận quyết định;
– Chữ ký của giám đốc công ty hoặc người được ủy quyền ký thay.
Tải xuống mẫu quyết định điều chuyển nhân sự nội bộ
Lưu ý khi soạn thảo mẫu quyết định điều chuyển nhân sự nội bộ
– Về quy định đánh số: Đánh số quyết định để vào sổ theo dõi (tại dòng thứ 2 góc bên trái quyết định);
Cán bộ nhân sự lần lượt các số thứ tự ban hành quyết định trong mỗi năm, bắt đầu từ số 01.
– Quyết định của người đứng đầu về việc điều chuyển nhân sự
– Căn cứ vào nội dung quy chế nào của công ty để ra quyết định;
– Thông tin của cán bộ điều chuyển nhân sự cần ghi rõ các thông tin về tên, vị trí, chức vụ, địa chỉ được điều động đến nơi khác làm việc; ghi thời gian mà cán bộ điều động đến nơi làm việc mới, nhiệm vụ mới mà người được điều động phải làm.
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu thông báo tiếp nhận nhân sự mới 2022
- Mẫu biên bản xác nhận sự việc mới
- Mẫu thông báo thay đổi nhân sự nội bộ hiện nay
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu quyết định điều chuyển nhân sự nội bộ mới năm 2023” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tìm hiểu về cách soạn thảo mẫu tờ khai đăng ký lại giấy khai sinh… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Điều chuyển tạm thời là hình thức điều chuyển không cần sự đồng ý của người bị điều chuyển nhưng không được cộng dồn quá 60 ngày trong 1 năm dương lịch.
Điều chuyển chính thức là hình thức điều chuyển nhân sự đến một công việc khác cố định, cần có sự đồng ý của người bị điều chuyển. Nhân sự phải được thông báo trước 7 ngày làm việc, được ký hợp đồng lao động mới và được hưởng lương bằng tối thiểu 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc.
Nội dung thông báo phải bao gồm :
– Thời hạn làm tạm thời của người lao động;
– Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.