Trưởng thôn là người trực tiếp nhận và truyền đạt, hướng dẫn; tổ chức triển khai thực thi trách nhiệm từ chính quyền sở tại cấp xã. Họ là những người sát dân, gần dân, hiểu dân nhất; được ví là cánh tay nối dài của chính quyền sở tại cấp xã. Vậy việc bầu cử trưởng thôn được quy định như thế nào? ” mẫu phiếu bầu cử trưởng thôn” được ghi ra sao?; để biết rõ hơn về vấn đề này; bạn hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Mẫu phiếu bầu cử trưởng thôn
Trên cơ sở thống nhất với Chi ủy Chi bộ, Ban công tác Mặt trận thôn; đề cử danh sách để Hội nghị của thôn, tổ dân phố bầu Trưởng thôn; tại hội nghị này, cử tri tại thôn; tổ dân phố có thể tự ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử. Căn cứ kết quả bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận Trưởng thôn. Thời điểm tổ chức bầu được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về mẫu phiếu bầu cử trưởng thôn; tuy nhiên nhằm đảm bảo việc bầu cử có hiệu quả; phiếu bầu cử phải được trình bày rõ ràng, dễ hiểu.
Mời bạn xem và tải mẫu phiếu bầu cử trưởng thôn tại đây:
Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trưởng thôn
Mời bạn xem và tải mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trưởng thôn tại đây:
Tiêu chuẩn của Trưởng thôn
Trưởng thôn, tổ trưởng Tổ dân phố phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
– Là người có hộ khẩu thường trú và cư trú thường xuyên ở thôn, tổ dân phố;
– Đủ 21 tuổi trở lên, có sức khỏe, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm trong công tác;
– Có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, được nhân dân tín nhiệm;
– Bản thân và gia đình gương mẫu thực hiện đường lối; chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; và các quy định của địa phương;
– Có kiến thức văn hóa, năng lực, kinh nghiệm và phương pháp vận động; tổ chức nhân dân thực hiện tốt các công việc tự quản của cộng đồng dân cư; và công việc cấp trên giao.
Quy trình bầu Trưởng thôn
Tùy theo điều kiện của từng địa phương; mà việc bầu Trưởng thôn có thể tổ chức kết hợp tại hội nghị thôn; tổ dân phố hoặc tổ chức thành cuộc bầu cử riêng.
Trường hợp tổ chức thành cuộc bầu cử riêng; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn quy trình; thủ tục của cuộc bầu cử Trưởng thôn ở địa phương mình; phù hợp với quy định của pháp luật.
Việc bầu cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố thực hiện theo trình tự sau đây:
– Tổ trưởng tổ bầu cử đọc quyết định công bố ngày tổ chức bầu cử; quyết định thành lập Tổ bầu cử, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử; quyết định thành phần cử tri tham gia bầu cử;
– Tổ trưởng tổ bầu cử quyết định việc để Trưởng thôn đương nhiệm; báo cáo kết quả công tác nhiệm kỳ vừa qua trước hội nghị cử tri; hội nghị cử tri thảo luận về công tác nhiệm kỳ vừa qua của Trưởng thôn.
– Tổ trưởng tổ bầu cử nêu tiêu chuẩn của Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;
– Đại diện Ban công tác Mặt trận thôn giới thiệu danh sách những người ra ứng cử Trưởng thôn; do Ban công tác Mặt trận thôn, tổ dân phố đề cử và Chi ủy Chi bộ thôn thống nhất. Tại hội nghị này, cử tri có thể tự ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử;
– Hội nghị thảo luận, cho ý kiến về những người ứng cử. Trên cơ sở các ý kiến của cử tri; Tổ bầu cử ấn định danh sách những người ứng cử để hội nghị biểu quyết. Việc biểu quyết số lượng và danh sách những người ứng cử; được thực hiện bằng hình thức giơ tay và có giá trị khi có trên 50% số cử tri tham dự hội nghị tán thành;
Tiến hành bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố:
+, Việc bầu cử có thể bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định;
+, Nếu bầu bằng hình thức giơ tay, Tổ bầu cử trực tiếp đếm số biểu quyết. Nếu bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín, Tổ bầu cử làm nhiệm vụ kiểm phiếu.
+, Tổ bầu cử tiến hành kiểm phiếu tại nơi bỏ phiếu ngay sau khi kết thúc cuộc bỏ phiếu; mời đại diện cử tri không phải là người ứng cử có mặt tại đó chứng kiến việc kiểm phiếu.
– Kiểm phiếu xong, Tổ bầu cử lập biên bản kiểm phiếu. Biên bản kiểm phiếu phải ghi rõ: Tổng số cử tri; hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của thôn, tổ dân phố; số cử tri tham gia hội nghị; số phiếu phát ra; số phiếu thu vào; số phiếu hợp lệ; số phiếu không hợp lệ; số phiếu và tỷ lệ bầu cho mỗi người ứng cử so với tổng số cử tri; hoặc cử tri đại diện hộ gia đình toàn thôn, tổ dân phố.
Người trúng cử Trưởng thôn là người đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri; hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn.
Biên bản kiểm phiếu lập thành 03 bản, có chữ ký của các thành viên Tổ bầu cử.
– Tổ trưởng tổ bầu cử lập báo cáo kết quả bầu Trưởng thôn; kèm theo Biên bản kiểm phiếu gửi ngay đến Ủy ban nhân dân; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
Trường hợp kết quả bầu cử không có người nào đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri; hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn thôn, tổ dân phố thì tiến hành bầu cử lại. Ngày bầu cử lại do Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định; nhưng chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày tổ chức bầu cử lần đầu.
Nếu tổ chức bầu lần thứ hai mà vẫn không bầu được Trưởng thôn; thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn lâm thời; để điều hành hoạt động của thôn, tổ dân phố cho đến khi bầu được Trưởng thôn mới.
Trong thời hạn 6 tháng; kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng thôn lâm thời; Ủy ban nhân dân cấp xã phải tổ chức bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới. Quy trình bầu Trưởng thôn mới thực hiện theo quy định như bầu Trưởng thôn lần đầu.
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu phiếu bầu cử trưởng thôn ” . Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; luật bay flycam ; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Thẻ căn cước gắn chip có tác dụng gì?
- Mẫu đơn trình báo công an mất tài sản mới
- Vì sao nhà nước phải thu thuế?
Câu hỏi thường gặp
– Được ký hợp đồng về xây dựng công trình do nhân dân trong thôn, tổ dân phố đóng góp kinh phí đầu tư đã được hội nghị thôn, tổ dân phố thông qua và bảo đảm các quy định liên quan của chính quyền các cấp;
– Được phân công nhiệm vụ giải quyết công việc cho Phó Trưởng thôn, Phó Tổ trưởng tổ dân phố; được chính quyền cấp xã mời họp và cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến quản lý, hoạt động của thôn, tổ dân phố; được bồi dưỡng, tập huấn về công tác tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố”.
Trưởng thôn có nhiệm kỳ là hai năm rưỡi. Trường hợp thành lập thôn mới, tổ dân phố mới hoặc khuyết Trưởng thôn thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ định Trưởng thôn lâm thời hoạt động cho đến khi cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình của thôn, tổ dân phố bầu được Trưởng thôn mới trong thời hạn không quá sáu tháng kể từ ngày có quyết định chỉ định Trưởng thôn lâm thời;
Trưởng thôn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận.