Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Nhung, tôi hiện trước đây làm bác sĩ nay đã về hưu. Tôi dự định sắp tới sẽ mở một phòng khám tư có quy mô khá lớn. Hầu hết mọi vấn đề tôi đã lo xong tuy nhiên còn một thứ tôi vẫn chưa biết giải quyết ra sao, đó là xử lý rác thải y tế. Tôi dự định sẽ thuê dịch vụ để xử lý rác thải y tế, bởi đây là một việc đòi hỏi phải xử lý an toàn, chuyên nghiệp nhất. Tuy nhiên tôi đang không rõ soạn mẫu hợp đồng xử lý rác thải y tế ra sao. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi mẫu hợp đồng xử lý rác thải y tế như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Mẫu hợp đồng xử lý rác thải y tế như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 20/2021/TT-BYT
Rác thải y tế là gì ?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 20/2021/TT-BYT định nghĩa về chất thải y tế như sau:
Chất thải y tế là chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn thông thường, khí thải, chất thải lỏng không nguy hại và nước thải y tế.
Thời gian lưu giữ chất thải y tế trong bao lâu?
Căn cứ theo khoản 3, 4, 5 Điều 8 Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định về thời gian lưu giữ chất thải y tế như sau:
Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm
Đối với chất thải lây nhiễm phát sinh tại cơ sở y tế, thời gian lưu giữ không quá 02 ngày trong điều kiện bình thường. Trường hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh ở nhiệt độ dưới 8°C, thời gian lưu giữ tối đa không quá 07 ngày;
Đối với chất thải lây nhiễm được vận chuyển từ cơ sở y tế khác về để xử lý theo mô hình cụm hoặc xử lý tập trung, phải xử lý ngay trong ngày. Trường hợp chưa xử lý ngay trong ngày, phải lưu giữ ở nhiệt độ dưới 20°C và thời gian lưu giữ tối đa không quá 02 ngày;
Đối với cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, thời gian lưu giữ không quá 03 ngày trong điều kiện bình thường và phải được lưu giữ trong các bao bì được buộc kín hoặc thiết bị lưu chứa được đậy nắp kín.
Thời gian lưu giữ chất thải nguy hại không lây nhiễm
Thời gian lưu giữ không quá 01 năm kể từ thời điểm phát sinh chất thải. Trường hợp lưu giữ quá 01 năm do chưa có phương án vận chuyển, xử lý hoặc chưa tìm được cơ sở xử lý chất thải nguy hại phù hợp thì cơ sở y tế phải báo cáo bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo kết quả quản lý chất thải y tế hằng năm của đơn vị cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 13 Thông tư này và cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
Mẫu hợp đồng xử lý rác thải y tế như thế nào?
Mời bạn tham khảo mẫu hợp đồng xử lý rác thải y tế của Luật sư X dưới đây:
Chất thải y tế gồm mấy loại và được phân định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 20/2021/TT-BYT phân định chất thải y tế, cụ thể:
Chất thải y tế nguy hại bao gồm:
+ Chất thải lây nhiễm
+ Chất thải nguy hại không lây nhiễm.
(1) Chất thải lây nhiễm bao gồm:
– Chất thải lây nhiễm sắc nhọn bao gồm kim tiêm, bơm liền kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ, đinh, cưa dùng trong phẫu thuật, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ, các vật sắc nhọn khác đã qua sử dụng thải bỏ có dính, chứa máu của cơ thể hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh;
– Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn bao gồm bông, băng, gạc, găng tay, các chất thải không sắc nhọn khác thấm, dính, chứa máu của cơ thể, chứa vi sinh vật gây bệnh; vỏ lọ vắc xin thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực thải bỏ; chất thải lây nhiễm dạng lỏng (bao gồm dịch dẫn lưu sau phẫu thuật, thủ thuật y khoa, dịch thải bỏ chứa máu của cơ thể người hoặc chứa vi sinh vật gây bệnh);
– Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm thải bỏ từ các phòng xét nghiệm tương đương an toàn sinh học cấp II trở lên; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly, khu vực điều trị cách ly, khu vực lấy mẫu xét nghiệm người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B;
– Chất thải giải phẫu bao gồm mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ, xác động vật thí nghiệm;
(2) Chất thải nguy hại không lây nhiễm bao gồm:
– Hóa chất thải bỏ có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;
– Dược phẩm thải bỏ thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;
– Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hóa chất, các dụng cụ dính thuốc hoặc hóa chất thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;
– Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng, đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân, cadimi (Cd); pin, ắc quy thải bỏ; vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ thải bỏ;
– Dung dịch rửa phim X- Quang, nước thải từ thiết bị xét nghiệm, phân tích và các dung dịch thải bỏ có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại;
– Chất thải y tế khác có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất.
(3) Chất thải rắn thông thường bao gồm:
– Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt thường ngày của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh, học viên, khách đến làm việc và các chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế (trừ chất thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực cách ly, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm);
– Hóa chất thải bỏ không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại;
– Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hóa chất, dụng cụ dính thuốc hoặc hóa chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc không có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;
– Vỏ lọ vắc xin thải bỏ không thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực;
– Chất thải sắc nhọn không lây nhiễm, không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại;
– Chất thải lây nhiễm sau khi đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
– Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại; tro, xỉ từ lò đốt chất thải rắn y tế không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại;
– Chất thải rắn thông thường khác;
– Danh mục chất thải rắn thông thường được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
(4) Khí thải bao gồm khí thải phát sinh từ phòng xét nghiệm tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây truyền qua đường không khí; khí thải từ phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên.
(5) Chất thải lỏng không nguy hại bao gồm dung dịch thuốc, hoá chất thải bỏ không thuộc nhóm gây độc tế bào, không có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất, không chứa yếu tố nguy hại vượt ngưỡng, không chứa vi sinh vật gây bệnh.
(6) Nước thải y tế gồm nước thải phát sinh từ hoạt động chuyên môn trong cơ sở y tế. Trường hợp nước thải sinh hoạt thải chung vào hệ thống thu gom nước thải y tế thì được quản lý như nước thải y tế.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Mẫu hợp đồng xử lý rác thải y tế như thế nào?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý về vấn đề: hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội của bạn,… hay cần tư vấn trả lời những câu hỏi trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm, thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X qua hotline 0833.102.102. để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời bạn xem thêm
- Năm 2022 bị gãy tay có được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Theo quy định pháp luật thì xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế ở đâu?
- Sửa thông tin bảo hiểm y tế online như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
– Chất thải y tế phải phân loại để quản lý ngay tại nơi phát sinh và tai thời điểm phát sinh;
– Từng loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào trong bao bì, dụng cụ thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định tại Điều 5 Thông tư 20/2021/TT-BYT
Trường hợp các chất thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng, tương tác với nhau và áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, thiết bị lưu chứa (trừ chất thải lây nhiễm sắc nhọn);
– Trường hợp chất thải lây nhiễm để lẫn với chất thải khác thì hỗn hợp chất thải đó phải thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm và tiếp tục thực hiện quản lý theo tính chất của chất thải sau xử lý.
(Khoản 1 Điều 6 Thông tư 20/2021/TT-BYT)
Rác thải y tế không chỉ là sản phẩm của bệnh viện. Có những nguồn khác, bao gồm:
Bệnh viện và các cơ sở y tế.
Phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu chăm sóc sức khỏe
Nhà xác và trung tâm khám nghiệm tử thi.
Ngân hàng máu và trung tâm truyền máu.
Nhà dưỡng lão và cơ sở chăm sóc người già.
Cơ sở nghiên cứu và kiểm tra vật nuôi trang trại.
…..
Dẫn đến thương tích do kim tiêm và các vật sắc nhọn gây ra.
Nhiễm trùng từ các vật dụng bị ô nhiễm. Trên thế giới, các trung tâm y tế báo cáo có hơn 1.7 triệu ca nhiễm viêm gan B. Những ca này lây truyền qua tiếp xúc với kim tiêm chưa được khử trùng.
Tiếp xúc gây chết người với các chất dược lý nguy hiểm như thuốc độc tế bào, dioxin và các kim loại nặng như thủy ngân.
Hóa chất độc hại thải ra môi trường gây ô nhiễm đất, nước, không khí và các sinh vật sống trong môi trường đó.
Ô nhiễm không khí do đốt rác thải y tế không theo quy định.