Xin chào Luật sư X. Tôi có người con ngoài giá thú, Hiện nay tôi muốn nhận con. Vì vậy, tôi rất cần Mẫu giấy xác nhận cha con mới nhất. Tôi rất mong luật sư tìm và giúp tôi tìm hiểu các nội dung xoay quanh vấn đề này. Mong nhận được phản hồi sớm nhất từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết Mẫu giấy xác nhận cha con mới nhất. Mời bạn cùng đón đọc để có thể tìm được lời giải đáp cho thắc mắc của mình.
- Luật Hộ tịch năm 2014
- Thông tư số 52/2010/TT-BCA
Nội dung tư vấn
Trường hợp nào cần phải làm thủ tục xác nhận cha mę cho con?
Cần phải làm thủ tục xác nhận cha mę cho con khi:
- Xác nhận quan hệ cha, mẹ con khi có tranh chấp
- Xác nhận quan hệ cha, mẹ, con mà người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết.
- Việc xác định quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà người có yêu cầu chết thì người thân thích của người này có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho người yêu cầu đã chết.
- Nhằm để đảm bảo cho đứa trẻ khi sinh ra là trẻ mồ côi.
Mẫu giấy xác nhận cha con mới nhất
Dưới đây là Mẫu xác nhận cha con mới nhất do Luật sư X chúng tôi biên tập. Mời bạn đọc xem trước và tải xuống:
Thẩm quyền giải quyết xác nhận cha mẹ con
Theo quy định tại Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì thẩm quyền giải quyết việc xác nhận quan hệ cha, mẹ, con như sau:
“1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp có yêu cầu về việc xác định cha me con mà người có vêu cầu chết thì người thân thích của người này có vêu cầu.
Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”
Như vậy, có hai cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc xác định quan hệ cha, mẹ, con. Căn cứ vào tùy từng vụ việc thì việc giải quyết sẽ do cơ quan có thẩm quyền tương ứng giải quyết. Cụ thể:
- Đối với cơ quan đăng ký hộ tịch: Cơ quan đăng ký hộ tịch chỉ có thẩm quyền xác định quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp không có tranh chấp phát sinh khi một trong các bên muốn xác nhận quan hệ cha, mẹ, con.
- Đối với Tòa án: Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định quan hệ cha, mẹ, con khi có tranh chấp và các bên yêu cầu Tòa án giải quyết.
Quy định về xác định cha mẹ con?
Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình 2014, việc xác định cha, mẹ cho con được thực hiện như sau:
- Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người VỢ Có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
- Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
- Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
- Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Ai có quyền yêu cầu xác nhận cha mẹ cho con?
Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con như sau:
- Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này.
- Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định
- Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này.
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này: • Cha, mẹ, con, người giám hộ; • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; • Hội liên hiệp phụ nữ.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Mẫu giấy xác nhận cha con mới nhất. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đơn xin trích lục bản án ly hôn; tạm dừng công ty; trích lục bản án ly hôn; dịch vụ công chứng tại nhà; bảo hộ logo công ty; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thông tin người yêu cầu: Ghi đầy đủ và chính xác họ tên, năm sinh, chứng minh nhân dân/hộ chiếu, địa chỉ cư trú, số điện thoại
Nơi cư trú ghi theo địa chỉ đăng ký thường trú. Nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo địa chỉ đăng ký tạm trú
Nếu không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
Thông tin người con: Ghi đầy đủ và chính xác họ tên, năm sinh, nơi sinh, …
Thời hạn giải quyết: không quá 25 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn trên được kéo dài thêm không quá 10 ngày làm việc.
Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp bao gồm:
– Sở Tư pháp nơi đăng ký thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con, công nhận và đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
– Cơ quan đại diện tại nước tiếp nhận công nhận và đăng ký việc người nước ngoài nhận công dân Việt Nam cư trú tại nước đó là cha, mẹ, con, nếu việc đăng ký không trái với pháp luật của nước tiếp nhận.