Trong một doanh nghiệp luôn tồn tại nhiều chức danh khác nhau, trong đó có chức danh giám đốc nắm mọi quyền điều hành của doanh nghiệp hoặc điều hành trong một lĩnh vực nhất định. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp giám đốc sẽ có mặt để giải quyết, thực hiện tất cả các công việc. Do đó mà giám đốc có thể uỷ quyền lại cho phó giám đốc hay chức danh khác để thay mình thực hiện công việc. Việc uỷ quyền này thường giám đốc sẽ uỷ quyền lại cho phó giám đốc thường trực hoặc kế toán trưởng công ty và theo đặc thù tính chất công việc. Tại nội dung bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn mẫu giấy ủy quyền cho phó giám đốc ký hợp đồng được sử dụng thông dụng hiện nay và quy định pháp luật hiện hành về uỷ quyền. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Ủy quyền là gì?
Ủy quyền là một trong hai hình thức đại diện theo quy định của pháp luật được ghi nhận tại 135 Bộ luật dân sự năm 2015. Tại Điều 135 quy định:
“Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật.
Quy định về hình thức ủy quyền
Hình thức ủy quyền thông dụng
Hình thức uỷ quyền theo Bộ luật dân sự 2015:
“Do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản”
Tuy nhiên, Bộ luật dân sự 2015 đã không còn quy định về vấn đề này. Hình thức ủy quyền chỉ còn tìm thấy gián tiếp tại khoản 1 Điều 140 về thời hạn đại diện:
“1.Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 140 BLDS nêu trên, pháp luật vẫn ghi nhận hình thức ủy quyền bằng văn bản nhưng cũng không quy định việc ủy quyền không được thể hiện bằng hình thức khác.
Đối với hình thức ủy quyền bằng văn bản, trong thực tế vấn đề còn nhiều tranh cãi và cần bàn luận là khi nào thể hiện dưới hình thức Giấy ủy quyền và khi nào là Hợp đồng ủy quyền.
Hình thức giấy ủy quyền riêng biệt
Tuy Bộ luật dân sự 2015 đều không có điều khoản hay quy định cụ thể nào về hình thức Giấy ủy quyền. Nhưng thuật ngữ “Giấy ủy quyền” lại được ghi nhận tại nhiều văn bản pháp luật khác.
Ví dụ tại Điều 107 Luật sở hữu trí tuệ 2005, (Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009):
“Việc uỷ quyền tiến hành các thủ tục liên quan đến việc xác lập, duy trì, gia hạn, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ phải được lập thành giấy uỷ quyền”.
Vì vậy chủ sở hữu thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu và quyền sở hữu trí tuệ khác có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thay bằng giấy ủy quyền.
Thuật ngữ “Giấy ủy quyền” cũng được ghi nhận tại khoản 5 Điều 9 Thông tư số 15/2014/TT-BCA về đăng ký xe:
“Người được ủy quyền đến đăng ký xe phải xuất trình Chứng minh nhân dân của mình; nộp giấy ủy quyền có chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác”.
Tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch cũng quy định:
“Chứng thực chữ ký trong Giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản“.
Hình thức hợp đồng ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền được ghi nhận tại Mục 12 Chương XVIII, phần thứ ba Bộ luật dân sự 2015. hợp đồng ủy quyền được định nghĩa là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền. Bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Trường hợp dùng giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền
Như trên đã phân tích tại nội dung trên, cả hai hình thức ủy quyền bằng văn bản đều được pháp luật ghi nhận. Tuy nhiên, cần căn cứ cụ thể vào đối tượng công việc ủy quyền để xác định đúng hình thức ủy quyền. Vì có những công việc khi ủy quyền, pháp luật quy định phải lập thành Hợp đồng ủy quyền và khi đó Bên ủy quyền và bên được ủy quyền phải tuân thủ hình thức này.
Ví dụ: Việc ủy quyền quản lý nhà ở theo quy định tại khoản 2 Điều 155 Luật nhà ở năm 2014 quy định:
“2. Nội dung, thời hạn ủy quyền quản lý, sử dụng nhà ở do các bên thỏa thuận và được ghi trong hợp đồng ủy quyền; nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn ủy quyền thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày ký hợp đồng ủy quyền”.
Việc sử dụng Giấy ủy quyền phải dựa trên quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP và Điều 14 Thông tư 01/2020/TT-BTP. Cụ thể:
“Việc ủy quyền theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thỏa mãn đầy đủ các điều kiện như không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản thì được thực hiện dưới hình thức chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền.
Khi nào cần chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền ?
Phù hợp với quy định trên, việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
– Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;
– Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;
– Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;
– Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội.
– Đối với việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp quy định trên thì không được yêu cầu chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền; người yêu cầu chứng thực phải thực hiện các thủ tục theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Tải xuống mẫu giấy ủy quyền cho phó giám đốc ký hợp đồng
Nội dung giấy ủy quyền
Hiện nay pháp luật chưa quy định về mẫu giấy ủy quyền, tuy nhiên khi soạn thảo giấy ủy quyền thì cần lưu ý là có các thông tin như:
- Thông tin của bên ủy quyền và của bên được ủy quyền bao gồm họ và tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân ngày cấp và nơi cấp;
- Nội dung được ủy quyền, trong phần này cần nêu cụ thể về nội dung công việc ủy quyền, thời hạn ủy quyền có ghi rõ là giấy ủy quyền có giá trị từ ngày…tháng..năm đến ngày…tháng…năm, cần thỏa thuận rõ về phạm vi ủy quyền.
- Bên ủy quyền, bên được ủy quyền ký tên vào giấy ủy quyền.
Quyền, nghĩa vụ của bên được ủy quyền như thế nào?
Quy định tại điều 565, 566 Bộ luật dân sự 2015 quyền và nghĩa vụ của bên được uỷ quyền bao gồm các quyền sau đây:
– Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.
– Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu hai bên có thỏa thuận.
– Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
– Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền
– Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
– Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
– Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
– Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
– Yêu cầu bên uỷ quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc uỷ quyền.
– Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc uỷ quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.
Lưu ý: Bên được ủy quyền chỉ được ủy quyền lại cho bên thứ ba khi đáp ứng các điều kiện sau:
+ Việc ủy quyền lại phải được bên bên ủy quyền đồng ý hoặc do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
+ Việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu
+ Hợp đồng ủy quyền lại có hình thức phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.
+ Người được ủy quyền lại cũng có quyền, nghĩa vụ đối với người ủy quyền lại như người ủy quyền lại đối với người ủy quyền.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền lương mới
- Giấy ủy quyền cho con đi du lịch nước ngoài
- Giấy ủy quyền có thời hạn bao lâu?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Mẫu giấy ủy quyền cho phó giám đốc ký hợp đồng mới năm 2022” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến thủ tục xin trích lục hồ sơ địa chính hay thủ tục trích lục giấy tờ pháp lý khác… Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp:
Giấy ủy quyền được xác lập theo sự thỏa thuận đôi bên. Vậy nên, phải xác định rõ trường hợp ủy quyền đó chịu sự điều chỉnh của văn bản pháp luật nào, để xác định cụ thể xem trong trường hợp lập giấy ủy quyền có cần công chứng không.
Theo quy định tại Điều 563 Bộ luật Dân sự năm 2015, thời hạn ủy quyền sẽ do các bên thỏa thuận; hoặc do pháp luật quy định.
Nếu như không có thỏa thuận; và pháp luật cũng không có quy định thì hợp đồng ủy quyền sẽ có hiệu lực là 1 năm, kể từ ngày xác lập ủy quyền.
Mức phí công chứng là 50.000 đồng. Thù lao công chứng, chi phí khác không có quy định cụ thể tại bất kỳ văn bản nào, việc quy định thù lao công chứng, các chi phí khác phát sinh sẽ do Văn phòng công chứng quy định, mỗi văn phòng công chứng sẽ có quy định riêng.