Để được hưởng bảo hiểm xã hội thì những giấy tờ của người lao động phải đúng với quy định của bảo hiểm xã hội. Nhất là những giấy tờ phải xin hoặc phải nộp trong thời hạn nhất định. Nhiều người do sử dụng những mẫu giấy sai mà không đủ điều kiện được chi trả theo quy định của pháp luật. Đặc biệt là những chế độ có mức trợ cấp cao như chế độ thai sản thì việc cập nhật những giấy tờ cần thiết là rất quan trọng. Một trong những chế độ của chế độ thai sản là chế độ khám thai, để có thể được chi trả khi nộp hồ sơ người lao động bắt buộc phải có giấy khám thai hưởng BHXH. Vậy giấy khám thai hưởng BHXH là gì? Bài viết “Mẫu giấy khám thai hưởng BHXH” dưới đây của Luật sư X sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Mẫu giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội nào là chuẩn?
Khác với những loại giấy tờ khác người lao động có thể tự soạn thảo, đối với giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội người lao động bắt buộc phải sử dụng mẫu theo quy định của pháp luật. Mẫu giấy này có tên là giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, do được sử dụng để hưởng chế độ thai sản nên nhiều người đã gọi nó là giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội. Vậy nên nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm mẫu giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội hãy lưu ý vấn đề này để đảm bảo có được mẫu giấy hưởng bảo hiểm xã hội chuẩn xác nhất, tránh tốn thời gian và chi phí để xin lại những giấy tờ này. Vậy mẫu giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội nào là chuẩn và có thể sử dụng được để hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay?
Theo quy định hiện hành, không có mẫu giấy nào mang tên là giấy khám thai hưởng hưởng bảo hiểm xã hội nhưng thuật ngữ này lại được người lao động sử dụng rất nhiều để chỉ giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH trong trường hợp hưởng chế độ khám thai.
Trên thị trường có rất nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân rao bán công khai loại giấy này. Tuy nhiên, không phải tất cả trong số đó đều là mẫu giấy hợp lệ.
Hiện tại, cơ quan BHXH chỉ chấp nhận chi trả tiền chế độ đối với giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo đúng mẫu quy định tại Phụ lục 7 của Thông tư số 56/2017/TT-BYT.
Nếu không đúng mẫu này, cơ quan BHXH sẽ từ chối thanh toán tiền khám thai cho người lao động.
- Thẩm quyền cấp giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội là thuộc về cơ sở khám chữa bệnh
Mẫu giấy khám thai hưởng BHXH
Mẫu giấy khám thai hưởng BHXH là cụm từ chúng ta thường được nghe nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết được thế nào là mẫu giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội chuẩn và đang được sử dụng. Để bạn đọc không phải mất thời gian cho việc tìm kiếm mẫu giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội thì Luật sư X xin gửi đến quý bạn đọc mẫu giấy chứng nhận khám thai hưởng bảo hiểm xã hội hiện nay. Bạn có thể sử dụng trực tiếp mẫu này và điền thêm các thông tin cá nhân cần thiết theo hướng dẫn của chúng tôi ở mục thứ 3 bài viết này. Mong rằng có thể giúp quý bạn đọc tiết kiệm được thời gian trong việc tìm kiếm mẫu giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội.
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
(Kèm theo Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Liên số 1………. Mẫu Số:………..Số:………………/KCBSố seri: …………………….. GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI (chỉ áp dụng cho điều trị ngoại trú)I. Thông tin người bệnhHọ và tên: ………. ngày sinh ……./…… /…….Mã số BHXH/Số thẻ BHYT:…………… ;Giới tính: …………….Đơn vị làm việc: ……….II. Chẩn đoán và phương pháp điều trị……….Số ngày nghỉ: …………..(Từ ngày ……..đến hết ngày………..)III. Thông tin cha, mẹ (chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi)– Họ và tên cha: ………….– Họ và tên mẹ: …………… XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu)Ngày…..tháng…..năm…….. Người hành nghề KB, CB (Ký, họ tên, trừ trường hợp sử dụng chữ ký số) | Liên số 2…………. Mẫu Số:……………..Số:………………/KCBSố seri: …………………….. GIẤY CHỨNG NHẬN NGHỈ VIỆC HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI (chỉ áp dụng cho điều trị ngoại trú)I. Thông tin người bệnhHọ và tên: ………… ngày sinh ……./…… /…….Mã số BHXH/Số thẻ BHYT:……….. ;Giới tính: ……………..Đơn vị làm việc: ………….II. Chẩn đoán và phương pháp điều trị…………..Số ngày nghỉ: …………(Từ ngày …………..đến hết ngày……………..)III. Thông tin cha, mẹ (chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi)– Họ và tên cha: …………– Họ và tên mẹ: ………….. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, đóng dấu)Ngày…..tháng…..năm…….. Người hành nghề KB, CB (Ký, họ tên, trừ trường hợp sử dụng chữ ký số) |
Cách điền mẫu giấy khám thai hưởng BHXH
Để có thể có một bộ hồ sơ chính xác thì cách điền mẫu giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội cũng rất quan trọng. Việc ghi sai thông tin trong giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội cũng sẽ khiến cho hồ sơ của bạn không được phê duyệt. Nhưng không phải ai cũng có thể điền đúng loại giấy tờ này ngay từ những lần đầu tiên mà việc xin mẫu giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội hiện nay cũng có rất nhiều khó khăn và bất cập. Vậy làm thế nào để có thể điền đúng thông tin trên mẫu giấy này. Đây cũng là câu hỏi Luật sư X nhận về rất nhiều từ các bạn đọc. Những thông tin dưới đây sẽ phần nào giúp các bạn đọc có được cái nhìn toàn diện về vấn đề này.
Cách ghi giấy chứng nhận khám thai hưởng BHXH (giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH) được thực hiện theo hướng dẫn sau:
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội do bác sỹ, y sỹ làm việc trong các cơ sở y tế ghi và cấp cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội để nghỉ việc điều trị ngoại trú hoặc chăm con ốm.
Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải ghi đầy đủ, rõ ràng, không được tẩy xóa và ghi toàn bộ bằng tiếng Việt (nội dung trên 2 liên phải như nhau).
Góc trên bên trái: Ghi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; ghi số khám bệnh vào dòng phía dưới tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (là số thứ tự khám do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp). Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có nhiều bộ phận khám bệnh thì ghi số khám bệnh theo bộ phận khám bệnh đó.
(1) Phần Thông tin người bệnh
a) Dòng thứ nhất: Ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người bệnh được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (chữ in hoa). Trường hợp chỉ có năm sinh thì ghi năm sinh;
b) Dòng thứ hai:
Mã số BHXH: Ghi đầy đủ mã số báo hiểm xã hội do Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp (Chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo hiểm y tế).
Thẻ bảo hiểm y tế số: Ghi đầy đủ mã thẻ gồm phần chữ và phần số theo thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế của người bệnh, trong đó phần chữ viết in hoa (Chỉ áp dụng đến khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo hiểm y tế).
c) Dòng thứ ba: ghi rõ giới tính.
d) Dòng thứ tư: Ghi rõ đơn vị nơi người bệnh làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo thông tin do người đến khám bệnh cung cấp; trường hợp con ốm thì ghi tên đơn vị mà người cha hoặc mẹ đang làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo thông tin do người đến khám bệnh cung cấp.
(2) Phần Chẩn đoán và phương pháp điều trị
a) Nội dung chẩn đoán phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe hoặc ghi tên bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì ghi mã bệnh; trường hợp chưa có mã bệnh thì ghi đầy đủ tên bệnh. Việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT;
– Trường hợp đình chỉ thai nghén: Ghi rõ nguyên nhân đình chỉ thai nghén và số tuần tuổi thai.
b) Nội dung phương pháp điều trị: Ghi chỉ định điều trị. Trường hợp phải đình chỉ thai nghén:
– Dưới 22 tuần tuổi thì căn cứ tình trạng thực tế để ghi phương pháp điều trị theo một trong các trường hợp sau: Sảy thai, nạo thai, hút thai, mổ lấy thai, trừ trường hợp giảm thiểu thai trong quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm;
– Từ 22 tuần tuổi trở lên ghi rõ là đẻ thường, đẻ thủ thuật hay mổ đẻ.
Việc xác định tuần tuổi của thai dựa vào ngày có kinh cuối cùng hoặc kết quả siêu âm trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trường hợp người bệnh phải đình chỉ thai nghén vì lý do bệnh lý thì ghi rõ chẩn đoán theo hướng dẫn chuyên môn đồng thời ghi cụm từ “(phá thai bệnh lý)” ngay sau phần chẩn đoán. Ví dụ: Chửa ngoài tử cung (phá thai bệnh lý).
c) Số ngày nghỉ: việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Riêng trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.
(3) Phần thông tin cha, mẹ
Ghi đầy đủ họ, chữ đệm và tên của cha và mẹ người bệnh (nếu có) trong trường hợp người bệnh là trẻ em dưới 7 tuổi.
(4) Phần xác nhận của thủ trưởng đơn vị
Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó. Trường hợp người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu đồng thời là người khám bệnh thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu ở phần này và không phải ký tên ở Phần y, bác sỹ KCB nhưng vẫn phải ghi ngày, tháng, năm cấp.
Giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội bị sai thông tin, phải làm sao?
Cũng theo khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT, giấy khám thai hưởng BHXH có sai sót thông tin được ghi trên giấy sẽ được cơ sở khám, chữa bệnh xử lý theo một trong 02 cách sau:
(1) – Cấp lại giấy khám thai hưởng BHXH.
(2) – Bổ sung, sửa đổi nội dung trên giấy khám thai hưởng BHXH.
Như vậy, nếu thấy thông tin trên giấy khám thai hưởng BHXH của mình bị thiếu hoặc sai sót, người lao động cần đến cơ sở y tế nơi đã khám thai cho mình để yêu cầu cấp lại hoặc sửa đổi, bổ sung thông tin.
Tùy vào mức độ sai sót về thông tin trên giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội mà cơ sở khám chữa bệnh sẽ xem sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại giấy mới cho người lao động.
Trường hợp cấp lại, giấy mới sẽ được đóng dấu “Cấp lại”. Còn nếu chỉ cần bổ sung, sửa đổi thong tin, cơ sở khám chữa bệnh phải đóng dấu treo tại phần nội dung bổ sung, sửa đổi.
Mời bạn xem thêm
- Mang thai bao nhiêu tuần thì được về sớm 1 tiếng?
- Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau dài ngày làm như thế nào?
- Giao đất có thu tiền sử dụng đất không thông qua đấu giá?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Mẫu giấy khám thai hưởng BHXH” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý là soạn thảo giấy tờ tách thửa đất, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1 Điều 32 Luật BHXH năm 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khám thai như sau:
Điều 32. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Cùng với đó, khoản 2 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT cũng nêu rõ, mỗi lần khám, người lao động chỉ được cấp 01 giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Như vậy, với mỗi giấy khám thai hưởng BHXH, lao động nữ sẽ được tính nghỉ từ 01 đến 02 ngày:
– Khám thai thông thường: Nghỉ 01 ngày/lần khám.
– Ở xa cơ sở khám, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường: Nghỉ 02 ngày/lần khám.
Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT đã nêu rõ:
2. Một lần khám chỉ được cấp một giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Trường hợp người bệnh cần nghỉ dài hơn 30 ngày thì khi hết hoặc sắp hết thời hạn nghỉ ghi trên giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cấp, người bệnh phải tiến hành tái khám để người hành nghề xem xét quyết định.
Bên cạnh đó, Điều 32 Luật BHXH năm 2014 cũng quy định quyền lợi dành cho lao động nữ trong thời gian mang thai là được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần.
Như vậy, trong thời gian thai kỳ lao động nữ sẽ được cấp tối đa 05 giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội.
Theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT, cơ sở y tế khám, chữa bệnh đã cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (hay còn gọi là giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội) sẽ có trách nhiệm cấp lại loại giấy tờ này trong các trường hợp sau:
– Bị mất, bị hỏng.
– Người ký giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền.
– Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định.
– Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội bị sai sót về thông tin.
Như vậy, nếu không may làm mất giấy khám thai hưởng bảo hiểm xã hội, lao động nữ có thể quay lại nơi mà mình đã khám thai để xin cấp lại.
Trường hợp cấp lại giấy khám thai hưởng BHXH, cơ sở khám, chữa bệnh sẽ đóng dấu “Cấp lại” trên giấy chứng nhận.