Xin chào Luật sư X. Tôi muốn thực hiện thủ tục giám định chữ ký phục vụ cho vụ án dân sự về tranh chấp hợp đồng. Tuy nhiên, tôi vẫn chưa biết mẫu giám định chữ ký thông dụng nhất hiện nay cần những nội dung gì? Vì vậy, tôi rất mong được luật sư giải đáp giúp tôi về vấn đề này. Mong nhận được phản hồi sớm nhất từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết Mẫu giám định chữ ký thông dụng nhất hiện nay. Mời bạn cùng đón đọc để có thể tìm được lời giải đáp cho thắc mắc của mình.
- Luật Giám định tư pháp 2012, được sửa đổi bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020
Nội dung tư vấn
Mẫu giám định chữ ký là gì?
Mẫu giám định chữ ký (hay Đơn yêu cầu trưng cầu giám định chữ ký) là văn bản yêu cầu do đương sự hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan lập ra để yêu cầu về việc xác nhận lại chữ ký của một người nhằm chứng minh có phải do chính người đó ký vào một văn bản có tính pháp lý nào đó hay không.
Việc xin được giám được lại chữ ký, chữ viết có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân có liên quan.
Trong các giao dịch hiện nay hầu hết đều yêu cầu các bên ký vào các giấy tờ, hợp đồng có liên quan, nhất là trong các giao dịch như vay mượn, mua bán,… Chữ ký của các bên sẽ xác nhận về việc đồng ý với các thỏa thuận trong giấy tờ vay mượn, mua bán… Hoặc, khi giải quyết vấn đề nào đó, người liên quan cần phải ký vào giấy tờ để xác nhận như: Đi rút tiền ngân hàng, ký xác nhận ủy quyền, …
Theo đó, nhiều trường hợp khi xảy ra tranh chấp, các cơ quan có thẩm quyền sẽ dựa vào chữ ký của các bên để giải quyết. Do vậy, nhiều trường hợp kẻ gian đã lợi dụng sơ hở để giả mạo chữ ký nhằm chiếm đoạt tài sản hay lừa gạt.
Vì thế, khi có dấu hiệu giả mạo chữ ký, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bản thân, người bị hại có quyền làm đơn yêu cầu giám định chữ ý để làm rõ tính xác thực của chữ ký.
Mẫu giám định chữ ký thông dụng nhất hiện nay
Dưới đây là Mẫu giám định chữ ký thông dụng nhất hiện nay do Luật sư X chúng tôi biên tập. Mời bạn xem trước và tải xuống.
Khi nào cần Mẫu giám định chữ ký?
Giám định chữ ký là một trong những nội dung thuộc giám định tư pháp, được thực hiện khi cần sử dụng sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp.
Khoản 3 Điều 2 Luật Giám định tư pháp 2012, được sửa đổi bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020 giải thích cụ thể về người yêu cầu giám định như sau:
Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Như vậy, đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 22 Luật Giám định tư pháp 2012, được sửa đổi bởi Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020 thì:
Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
Như vậy, có thể chia thành 02trường hợp sử dụng Mẫu giám định chữ ký như sau:
- Người yêu cầu giám định gửi văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định chữ ký;
- Người yêu cầu giám định tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định chữ ký mà không được chấp nhận (hết thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu trưng cầu giám định, chủ thể trung cầu giám định không có thông báo hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định).
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Mẫu giám định chữ ký thông dụng nhất hiện nay. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mẫu giấy cam đoan đăng ký lại khai sinh; dịch vụ công chứng tại nhà; bảo hộ logo công ty; giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty; mẫu đơn xin giải thể công ty, mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Mẫu giám định chữ ký viết như sau:
– Về phần thông tin chung: Ghi chính xác thông tin của bên yêu cầu.
– Về nội dung vụ việc: Trình bày nội dung vụ việc, lý do dựa trên yêu cầu thực tế và cấp thiết của chữ ký, chữ viết để giải quyết vụ án dân sự.
– Về nội dung yêu cầu: Yêu cầu Tòa án chấp thuận đề nghị trưng cầu giám định
Khi yêu cầu giám định chữ viết, chữ ký, đương sự cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Văn bản yêu cầu giám định;
– Đối tượng giám định, đồ vật liên quan (nếu có).
– Giấy tờ chứng minh người yêu cầu là đương sự trong vụ án dân sự (nguyên đơn hoặc bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan).
Tại khoản 5 Điều 2 Luật Giám định tư pháp quy định người giám định tư pháp gồm:
– Cá nhân: Giám định viên tư pháp và người giám định tư pháp theo vụ việc.
– Tổ chức:
+ Tổ chức giám định tư pháp công lập: Viện pháp y quốc gia, trung tâm pháp y cấp tỉnh, Viện pháp y quân đội, Trung tâm giám định pháp y, Viện pháp y tâm thần Trung ương, Trung tâm pháp y tâm thần khu vực, Viện khoa học hình sự, Phòng kỹ thuật hình sự, Phòng giám định kỹ thuật hình sự.
+ Tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập.
+ Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.