Xin chào Luật sư X, tôi đang làm tại một công ty bảo hiểm phi nhận thọ, là nhân viên bán hàng nên số lượng công việc rất nhiều nên khó để nghỉ phép. Nhưng mới đây cha tôi mất nên tôi phải về quê chịu tang. Vậy cách viết đơn xin nghỉ phép đám tang như thế nào? Mẫu đơn xin nghỉ phép đám tạng mới 2022? Xin được tư vấn.
Chào bạn, để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Chế độ nghỉ phép của người lao động
Quy định về chế độ nghỉ phép của người lao động được ghi nhận tại điều 113 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
– Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
– Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
– Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
– Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
– Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Quy định của pháp luật về nghỉ việc riêng và nghỉ không hưởng lương
– Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
+ Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
– Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
– Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Khi nào cần viết đơn xin nghỉ phép?
Thông thường đơn xin nghỉ phép được dùng trong các trường hợp sau:
– Học sinh nghỉ học khi bị ốm đau, gia đình có việc riêng
– Người lao động nghỉ phép năm:
Người lao động làm việc sẽ có 12 ngày phép/năm, tương đương với 1 ngày phép/tháng; làm ở môi trường độc hại được nghỉ 14 ngày/năm; làm ở môi trường đặc biệt nặng nhọc, độc hại được nghỉ 16 ngày/năm.
Để sử dụng ngày phép này, người lao động cần sử dụng mẫu đơn xin nghỉ phép của công ty công ty.
Khi nghỉ các ngày phép năm, người lao động được nghỉ và hưởng nguyên lương đối với ngày phép đó. Ngoài ra, đối với một số công ty hoặc doanh nghiệp, nếu bạn không sử dụng hết ngày phép năm, các ngày này sẽ được quy đổi thành lương và cộng vào theo từng tháng hoặc cuối năm để thanh toán.
– Người lao động nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương
Trong các dịp như bản thân kết hôn, con đẻ/con nuôi kết hôn
– Người lao động nghỉ việc riêng không hưởng lương
Vì có việc riêng hay ốm đau,… mà người lao động sử dụng hết ngày phép đã có vẫn có thể xin nghỉ phép. Tuy nhiên, nếu nghỉ khi đã hết phép sẽ không được hưởng lương.
Các thành phần của đơn xin nghỉ phép
– Đối với phần mở đầu phải có Quốc ngữ, tiêu ngữ: Là dòng chữ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc.
Tiêu đề: Đơn Xin Nghỉ Phép
Ngày/tháng/năm làm đơn xin nghỉ phép, nội dung này bạn có thể để ở phần mở đầu hoặc kết luận.
Kính gửi: Tại đây bạn có thể điền các thông tin như Ban Giám Đốc, Ban Lãnh Đạo, các phòng ban liên quan như phòng hành chính nhân sự, phòng ban đang làm việc
Thông tin cá nhân: Bao gồm họ tên, mã số nhân viên nếu có, chức danh hoặc chứng vụ hiện tại đang đảm nhiệm, thuộc phòng ban nào.
– Phần nội dung
+ Là phần chính của đơn xin nghỉ phép, cần trình bày những thông tin sau về việc xin nghỉ phép, lý do xin nghỉ phép là gì, thời gian nghỉ phép là bao lâu?
+ Kế hoạch bàn giao công việc trong thời gian nghỉ phép thế nào? Những công việc gì, bàn giao cho ai?
+ Số điện thoại để liên hệ của người viết đơn
+ Cam kết về công việc trong thời gian nghỉ phép
– Phần Kết luận
Hãy ghi lời cảm ơn và mong muốn của người viết đơn.
Thông thường, các công ty có mẫu đơn xin nghỉ phép riêng, nên người lao động hãy tham khảo về cách viết đơn xin nghỉ phép theo mẫu quy định của công ty.
Trường hợp công ty không có mẫu đơn, người lao động phải tự soạn đơn xin nghỉ phép.
Mẫu đơn xin nghỉ phép đám tang mới 2022
Hướng dẫn viết Đơn xin nghỉ việc đám tang
(1) Phụ thuộc vào nơi người lao động làm việc: công ty, cơ quan, đơn vị, tổ chức,…
(2) Người lao động nên nắm rõ cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình để ghi chính xác bộ phận quản lý nhân sự có thẩm quyền.
(3) Bộ phận, đơn vị quản lý trực tiếp người lao động.
(4) Ghi cụ thể xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
(5) Ghi cụ thể nơi đăng ký thường trú, tạm trú theo xã/phường/ thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
(6) Nơi người lao động làm việc: phòng, ban, bộ phận, nhóm…
(7) Chức danh, chức vụ người lao động đảm nhiệm trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
(8) Số điện thoại của chính người lao động xin nghỉ việc riêng.
(9) Nêu chi tiết lý do xin nghỉ việc riêng (có thể nêu một trong các lý do nêu ở trên, phù hợp với mục đích và nhu cầu của người lao động)
(10) (11) Ghi rõ họ tên, chức vụ của người đảm nhiệm phần việc trong thời gian người lao động nghỉ việc riêng.
Có thể bạn quan tâm
- Công chức có được góp vốn vào doanh nghiệp không?
- Cá nhân có được góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân không?
- Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn?
- Xét chuyên nghiệp nghĩa vụ công an là gì?
- Văn bản hướng dẫn rút ngắn thời gian thử thách án treo 2022
- Công ty sử dụng tài khoản cá nhân có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề "Mẫu đơn xin nghỉ phép đám tang mới 2022 ". Chúng tôi hi vọng rằng thông tin trên có thể cho bạn thêm kiến thức về pháp luật và có thể giúp bạn áp dụng vào cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và có thêm sự tư vấn về vấn đề trên cũng như các vấn đề liên quan đến pháp luật như thông báo giải thể công ty cổ phần, mẫu trích lục hồ sơ địa chính; mẫu tờ khai đăng ký lại khai sinh;..… hãy liên hệ đến đường dây nóng của luật sư X, tell: 0833102102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động 2019 nêu trên, người lao động sẽ được nghỉ 03 ngày vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết.
Như vậy, Chế độ nghỉ phép ma chay của người lao động là 03 ngày nghỉ và hưởng nguyên lương. Ngoài ra, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Tiền lương làm căn cứ để trả cho NLĐ trong ngày nghỉ việc riêng tại các trường hợp nêu trên là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề, chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày NLĐ nghỉ việc riêng có hưởng lương.
Người lao động sẽ được nghỉ phép 3 ngày hoặc 1 ngày khi gia đình có tang. Tuy nhiên, quy định này không đề cập cụ thể người lao động được nghỉ phép ngày nào trong tuần. Do đó, người lao động có thể lựa chọn ngày nghỉ phép phù hợp với bản thân.
Trong trường hợp ngày nghỉ rơi vào cuối tuần, thứ bảy và chủ nhật, đây là những ngày nghỉ đương nhiên nên người lao động sẽ được tính nghỉ phép vào những ngày kế tiếp.
Ví dụ, người lao động nghỉ phép 3 ngày khi nhà có tang, có thể lựa chọn ngày nghỉ là thứ sáu, thứ hai, thứ ba. Thứ bảy và chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần nên không tính.